Những nghiên cứu mới gần đây cho thấy đáp ứng miễn dịch ở những bệnh nhân ung thư đang hóa trị sẽ tăng lên đáng kể nếu như được tiêm mũi vắc xin tăng cường.

Bệnh nhân ung thư đang hóa trị nên tiêm liều vắc xin Pfizer tăng cường; chứng trầm cảm sau COVID-19 dễ điều trị

Đan Thuỳ | 07/10/2021, 09:10

Những nghiên cứu mới gần đây cho thấy đáp ứng miễn dịch ở những bệnh nhân ung thư đang hóa trị sẽ tăng lên đáng kể nếu như được tiêm mũi vắc xin tăng cường.

Liều vắc xin COVID-19 thứ ba cải thiện đáp ứng miễn dịch cho bệnh nhân ung thư đang hóa trị

Một nghiên cứu mới giúp định lượng khả năng bảo vệ được cải thiện chống lại COVID-19 đạt được khi tiêm mũi tăng cường của vắc xin Pfizer ở bệnh nhân ung thư đang hóa trị.

Deepta Bhattacharya thuộc Đại học Y khoa Arizona (Mỹ), đồng tác giả của nghiên cứu được báo cáo trên tạp chí Nature Medicine, cho biết: “Hóa trị có thể làm suy yếu khả năng chống nhiễm vi rút SARS-CoV-2 và đáp ứng thích hợp với vắc xin của bệnh nhân ung thư".

Nhóm của Deepta Bhattacharya đã nghiên cứu 53 bệnh nhân ung thư khối u rắn đang được hóa trị đã tiêm đủ hai mũi vắc xin. Hầu hết đối tượng đều có đáp ứng miễn dịch sau tiêm. “Nhưng mức độ của những đáp ứng này tệ hơn so với những người không bị ung thư trong hầu hết các chỉ số mà chúng tôi đo lường. Trong tất cả các khả năng, điều này khiến bệnh nhân ung thư dễ bị nhiễm trùng và mắc COVID-19 hơn những người khỏe mạnh được tiêm vắc xin”, Deepta Bhattacharya cho biết.

im6col-200528-cancer-covid19.jpeg
Liều vắc xin COVID-19 của Pfizer cải thiện đáp ứng miễn dịch cho bệnh nhân ung thư đang hóa trị

Các nhà nghiên cứu tiêm liều vắc xin thứ ba cho 20 người tham gia để xem liệu đáp ứng miễn dịch có được cải thiện hay không.

Deepta Bhattacharya nói: “Mức độ kháng thể được cải thiện ở khoảng 80% bệnh nhân ung thư. Dữ liệu của chúng tôi về bệnh nhân ung thư ủng hộ hướng dẫn rộng rãi của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh tật Mỹ rằng những người bị suy giảm miễn dịch nên tiêm liều thứ ba của vắc xin Pfizer."

Dễ điều trị cho người trầm cảm sau khi mắc COVID-19

Một nghiên cứu nhỏ của Ý cho thấy trầm cảm kéo dài ở những người phục hồi sau khi mắc COVID-19 có thể rất dễ điều trị. Các bác sĩ đã điều trị cho 58 bệnh nhân bị trầm cảm sau COVID-19 bằng một loại thuốc chống trầm cảm được sử dụng rộng rãi được gọi là thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI).

Các loại thuốc sertraline này bao gồm Zoloft của Pfizer, Paxil (paroxetine) của GlaxoSmithKline, Prozac (flouxetine) của Eli Lilly và Celexa (citalopram) của AbbVie.

Thông thường, khoảng 66% bệnh nhân thấy tình trạng trầm cảm cải thiện với SSRI nhưng trong số những người mắc trầm cảm sau COVID-19 thì có 91% đáp ứng với điều trị trong vòng 4 tuần. Nghiên cứu được báo cáo tại cuộc họp của Trường Cao đẳng Thần kinh sinh lý học châu Âu ở Lisbon (Bỉ).

Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng trầm cảm sau COVID-19 có liên quan đến chứng viêm do vi rút SARS-CoV-2 gây ra và họ lưu ý rằng SSRI có một số đặc tính chống viêm, kháng vi rút.

Tiến sĩ Livia De Picker thuộc Đại học Antwerp (Bỉ), người không tham gia vào nghiên cứu, cho biết những phát hiện này đặc biệt quan trọng với những người mắc triệu chứng COVID-19 kéo dài, trong đó bao gồm cả trầm cảm. Một nghiên cứu riêng biệt được trình bày tại cuộc họp cho thấy,  trong khi SSRI giúp giảm bớt chứng trầm cảm ở những người sống sốt sau khi mắc COVID-19, các loại thuốc này ít ảnh hưởng đến mức độ lo lắng của họ hơn.

Tải lượng vi rút ở người đã tiêm vắc xin tương tự như người chưa tiêm

Dữ liệu từ nghiên cứu mới khẳng định những người đã tiêm vắc xin COVID-19 nên tiếp tục đeo khẩu trang vì vẫn có thể mang tải lượng vi rút SARS-CoV-2 và làm lây nhiễm sang người khác tương tự như ở những ai chưa được chủng ngừa mà không nhận ra điều đó.

Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu mức độ vi rút SARS-CoV-2 khi chẩn đoán ở 869 bệnh nhân, bao gồm cả 632 người không có triệu chứng.

Hầu hết các ca nhiễm biến thể Delta rất dễ lây lan vi rút.

Họ không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tải lượng vi rút trung bình giữa những người được tiêm xin và chưa được chủng ngừa COVID-19; giữa những người có hoặc không có triệu chứng; giữa các nhóm tuổi, giới tính hoặc tiêm các loại vắc xin khác nhau, theo một báo cáo được đăng trên medRxiv trước khi đánh giá ngang hàng.

Richard Michelmore thuộc Đại học California (Mỹ) cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi không cung cấp thông tin về khả năng lây nhiễm, lưu ý rằng việc lây truyền vi rút bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố, không chỉ tình trạng tiêm vắc xin và tải lượng vi rút. Sẽ không ổn nếu cho rằng vì bạn đã được tiêm vắc xin nên bạn không thể nhiễm vi rút SARS-CoV-2 và không thể lây bệnh sang cho người khác, ngay cả khi bạn không có triệu chứng”.

Các nhà nghiên cứu khuyến cáo, vắc xin COVID-19 làm giảm tỷ lệ nhiễm vi rút SARS-CoV-2 và giảm các ca bệnh nặng. Tuy nhiên, những người đã được chủng ngừa vẫn nên đeo khẩu trang ở nơi công cộng vì họ có thể lây nhiễm bệnh cho người khác nếu bản thân mắc COVID-19.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Mục tiêu chống 'vàng hóa' đã thành công, nên bỏ độc quyền vàng miếng SJC
Các chuyên gia khẳng định mục tiêu chống "vàng hóa" đã thành công, họ đề xuất bỏ quy định nhà nước độc quyền vàng miếng SJC.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bệnh nhân ung thư đang hóa trị nên tiêm liều vắc xin Pfizer tăng cường; chứng trầm cảm sau COVID-19 dễ điều trị