Theo một nghiên cứu mới đây, bệnh thương hàn kháng kháng sinh có nguồn gốc chủ yếu từ khu vực Nam Á đã nhiều lần lan rộng ra toàn thế giới trong 3 thập niên qua, nhấn mạnh mối đe dọa toàn cầu ngày càng tăng về các bệnh truyền nhiễm có khả năng kháng thuốc.

Bệnh thương hàn kháng thuốc đang lan rộng toàn thế giới

Đan Thuỳ | 22/06/2022, 11:11

Theo một nghiên cứu mới đây, bệnh thương hàn kháng kháng sinh có nguồn gốc chủ yếu từ khu vực Nam Á đã nhiều lần lan rộng ra toàn thế giới trong 3 thập niên qua, nhấn mạnh mối đe dọa toàn cầu ngày càng tăng về các bệnh truyền nhiễm có khả năng kháng thuốc.

Từ năm 2014 - 2019, các nhà khoa học đã giải mã trình tự bộ gien của 3.489 trường hợp nhiễm salmonella typhi, vi khuẩn gây ra bệnh thương hàn, giết chết hơn 100.000 người mỗi năm. Dữ liệu từ 4 quốc gia bị ảnh hưởng lớn bao gồm Bangladesh, Ấn Độ, Nepal, Pakistan được kết hợp với phân tích 4.169 mẫu tương tự từ hơn 70 quốc gia trong khoảng thời gian 113 năm. Đây được coi là nghiên cứu lớn nhất về vấn đề này. 

Thương hàn là bệnh về đường tiêu hóa có khả năng lây lan trong cộng đồng.  Thời gian ủ bệnh trung bình từ 8 - 14 ngày, phụ thuộc vào số lượng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể người bệnh. Bệnh khởi phát rất đột ngột, trong trường hợp nhẹ, bệnh thương hàn thường không có triệu chứng. Trong trường hợp nặng, bệnh gây sốt cao kéo dài, mệt mỏi, chán ăn, đau đầu, nôn khan, táo bón hoặc tiêu chảy… Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây tử vong, loét thanh mạc và thủng ruột dẫn đến chảy máu.

20191124_022503_159074_benh-thuong-han-6.max-1800x1800.png

Các phát hiện được công bố trên tạp chí The Lancet Microbe cho thấy trong khi tình trạng kháng thuốc đối với các phương pháp điều trị ban đầu thường giảm ở Nam Á song vẫn còn trên toàn cầu. Nghiên cứu cho thấy số lượng chủng vi khuẩn có thể kháng 2 loại kháng sinh quan trọng là macrolit và quinolon đã tăng mạnh và thường xuyên lây lan sang các quốc gia khác. 

Theo một nghiên cứu riêng biệt được công bố vào tháng 1.2022, các bệnh kháng thuốc kháng sinh đã giết chết nhiều người hơn HIV hoặc sốt rét vào năm 2019. Các ví dụ chứng minh cho điều này bao gồm tình trạng mắc các bệnh truyền nhiễm gia tăng tại Mỹ hay các đợt bùng phát bệnh nấm đen gây chết người tại Ấn Độ vào năm ngoái, nơi việc lạm dụng thuốc kháng sinh ở người và động vật ngày càng trầm trọng hơn do điều kiện vệ sinh kém.

20190926_121051_233940_dung-khang-sinh-khi-m.max-800x800.jpg

Jason Andrews, Phó giáo sư tại Đại học Standford và là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết phát hiện này đã chứng minh tình trạng kháng kháng sinh hiện nay thực sự đáng lo ngại và các biện pháp phòng ngừa cần được thực hiện, đặc biệt là ở các quốc gia có nguy cơ cao.

"Thực tế các chủng vi khuẩn salmonella typhi kháng kháng sinh đã lan rộng ra nhiều nước trên thế giới và việc kiểm soát bệnh thương hàn và tình trạng kháng kháng sinh nói chung là một vấn đề toàn cầu chứ không phải là vấn đề địa phương", ông Jason Andrews nhận định. 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tri ân những người làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ
6 giờ trước Sự kiện
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn công tác bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị tướng huyền thoại, thiên tài quân sự, người học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bệnh thương hàn kháng thuốc đang lan rộng toàn thế giới