Chiều 25.7, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp TP.HCM (viết tắt Ban Chỉ đạo) đã họp phiên đánh giá kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm và triển khai chương trình công tác 6 tháng cuối năm 2023.

Bí thư Thành ủy TP.HCM: Tập trung giải quyết khó khăn vướng mắc ở các cơ quan tư pháp

T.V | 25/07/2023, 20:58

Chiều 25.7, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp TP.HCM (viết tắt Ban Chỉ đạo) đã họp phiên đánh giá kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm và triển khai chương trình công tác 6 tháng cuối năm 2023.

Báo cáo kết quả, Phó Trưởng Ban Nội chính Thành ủy TP.HCM Lê Kim Hiếu cho biết, Ban Chỉ đạo luôn quan tâm chỉ đạo các cơ quan tư pháp thành phố thực hiện các nội dung theo chương trình làm việc của Ban Chỉ đạo, góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền TP.HCM thực hiện các nhiệm vụ ổn định, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

hop-bcd-cctp-7095.jpeg
Quang cảnh phiên họp-Ảnh: P.V

Các cơ quan thành viên của Ban Chỉ đạo thường xuyên phối hợp trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, giải quyết tin tố giác, tin báo tội phạm. Các cơ quan tư pháp thường xuyên trao đổi thông tin, tập trung giải quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, quản lý giam giữ, hỗ trợ tư pháp... Qua đó kịp thời đưa ra xét xử các vụ án, vụ việc được dư luận quan tâm nhằm răn đe và phòng ngừa tội phạm.

Trưởng Ban Nội chính Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Liêm cho rằng, các cơ quan thành viên của Ban Chỉ đạo tập trung nghiên cứu Nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM để vận dụng nghị quyết trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của từng cơ quan, đơn vị.

Trao đổi tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Ngô Minh Châu đề nghị Công an TP.HCM phối hợp với các cơ quan hữu quan tập trung đấu tranh phòng ngừa tội phạm, nhất là tội phạm công nghệ cao, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.

Phát biểu chỉ đạo, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên yêu cầu, công tác cải cách tư pháp phải gắn chặt với phòng chống tham nhũng, phối hợp giám sát để hạn chế rủi ro, hạn chế sai phạm trong thực thi công vụ.

Cùng với đó, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; tăng cường phối hợp, tập trung rà soát, giải quyết các vụ việc còn tồn đọng, khó khăn vướng mắc ở các cơ quan tư pháp của TP.

Trong thời gian tới, khi thực hiện Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM; tiếp tục thực hiện Nghị quyết 27 về xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, các cơ quan tư pháp cũng cần phối hợp thực hiện tốt các nghị quyết này.

Bài liên quan
Từ ngày mai (22.4), Hà Nội cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID
Từ ngày 22.4 đến ngày 22.6, Sở Tư pháp Hà Nội sẽ thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử VNeID.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 3: Đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu đều ghi điểm tốt
Trên các lĩnh vực quan trọng như xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển, tài chính - ngân hàng - chứng khoán, tiêu dùng, thu chi ngân sách đều có sự cải thiện, thay đổi theo hướng tích cực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bí thư Thành ủy TP.HCM: Tập trung giải quyết khó khăn vướng mắc ở các cơ quan tư pháp