Các nghiên cứu cho thấy nhiệt độ cao và ô nhiễm không khí trong thời kỳ mang thai có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe suốt đời của trẻ sơ sinh.

Biến đổi khí hậu có liên quan đến sinh non, gây hại cho sức khỏe trẻ sơ sinh

Đan Thuỳ | 16/01/2022, 18:00

Các nghiên cứu cho thấy nhiệt độ cao và ô nhiễm không khí trong thời kỳ mang thai có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe suốt đời của trẻ sơ sinh.

Các nghiên cứu mới đã phát hiện ra cuộc khủng hoảng khí hậu đang gây tổn hại đến sức khỏe thai nhi, trẻ sơ sinh trên khắp thế giới.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra sự gia tăng nhiệt độ có liên quan đến việc tăng cân nhanh ở trẻ sơ sinh, làm tăng nguy cơ béo phì trong cuộc sống sau này. Nhiệt độ cao hơn cũng có liên quan đến sinh non, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe suốt đời và làm tăng tỷ lệ nhập viện của trẻ nhỏ.

Các nghiên cứu khác cho thấy tiếp xúc với khói từ các đám cháy rừng làm tăng gấp đôi nguy cơ bị dị tật bẩm sinh nghiêm trọng, đồng thời làm giảm khả năng sinh sản có liên quan đến ô nhiễm không khí do đốt nhiên liệu hóa thạch, ngay cả ở mức độ thấp. Các nghiên cứu được công bố trên một số đặc biệt của tạp chí Nhi khoa và Chu sinh.

total_body_cooling_for_newborn_600.jpeg
Khủng hoảng khí hậu đang gây ảnh hưởng sức khỏe trẻ nhỏ - Ảnh: Internet

Giáo sư Greogory Wellenius thuộc trường Đại học Boston (Mỹ) cho biết: “Đây là vấn đề ảnh hưởng đến mọi người. Những hiện tượng thời tiết cực đoan này sẽ có khả năng xảy ra nhiều hơn và nghiêm trọng hơn khi khí hậu tiếp tục biến đổi. Nghiên cứu cho thấy tại sao điều này lại quan trọng với chúng ta không chỉ trong tương lai mà ngay cả ở thời điểm hiện tại”.

Các nhà khoa học Israel đã tìm ra mối liên hệ giữa nhiệt độ và sự tăng cân nhanh chóng trong năm đầu đời của trẻ sơ sinh. Họ đã phân tích 200.000 ca sinh và phát hiện ra rằng những đứa trẻ tiếp xúc với 20% nhiệt độ cao nhất vào ban đêm có nguy cơ tăng cân nhanh cao hơn 5%.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Hebrew tại Jerusalem (Israel) cho biết công trình nghiên cứu này có “ý nghĩa quan trọng đối với cả biến đổi khí hậu và đại dịch béo phì” bởi vì giai đoạn sơ sinh rất quan trọng trong việc xác định cân nặng của người trưởng thành và vì những người béo phì có thể phải chịu đựng nhiều hơn trong điều kiện nắng nóng khắc nghiệt. “Đó là một giả thuyết thú vị rất đáng để theo dõi”, Wellenius nói.

Trên toàn cầu, 18% trẻ em đang bị thừa cân hoặc béo phì. Điều làm trẻ em tăng cân nhanh chóng là lượng chất béo được đốt cháy ít hơn để duy trì nhiệt độ cơ thể khi nhiệt độ môi trường cao hơn.

Một nghiên cứu ở California (Mỹ) cho thấy một người mẹ tiếp xúc với khói từ các đám cháy rừng trong tháng trước khi thụ thai làm tăng gấp đôi nguy cơ bị dị tật bẩm sinh gọi là hở thành bụng bẩm sinh, nơi ruột của trẻ sơ sinh và đôi khi là cả các cơ quan khác nhô ra khỏi cơ thể qua một lỗ nhỏ trên da.

Các nhà khoa học đã kiểm tra 2 triệu ca sinh nở, 40% trong số đó là các bà mẹ sống trong vòng 15 dặm sau trận cháy rừng và có không khí bị ô nhiễm, vốn đã được biết là có hại cho phụ nữ mang thai và thai nhi. Họ phát hiện nguy cơ dị tật bẩm sinh tăng 28% ở những bà mẹ sống gần các đám cháy rừng trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

anh-chup-man-hinh-2022-01-16-luc-10.35.27.png
Một bà mẹ đang đang bế con thoát khỏi đám cháy tại Hy Lạp năm 2007 - Ảnh: Getty Images

Loạn khuẩn dạ dày xảy ra ở thai nhi rất hiếm, có khoảng 2.000 trường hợp mỗi năm tại Mỹ. Nhưng hiện nay các trường hợp này đang gia tăng trên toàn thế giới. Bo Young Park thuộc Đại học Bang California (Mỹ), cho biết: “Mức độ ảnh hưởng tới con người từ cháy rừng được dự đoán sẽ tăng lên trong những thập kỷ tới. Do đó, hiểu biết thấu đáo về các hậu quả tiêu cực này là rất quan trọng”.

Hai nghiên cứu mới đã xem xét mối liên hệ giữa nhiệt độ cao và sinh non. Nghiên cứu đầu đánh giá gần một triệu phụ nữ mang thai ở New South Wales (Úc) từ năm 2005 – 2014, trong đó 3% sinh con trước 37 tuần.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người ở 5% nơi nóng nhất của bang vào tuần trước khi sinh có nguy cơ sinh non cao hơn 16%. 

Các nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi Edward Jegashothy thuộc Đại học Sydney (Úc) cho biết: “Nguy cơ sinh non có thể sẽ tăng lên cùng với sự gia tăng dự kiến của nhiệt độ toàn cầu và các đợt nắng nóng. Đây là một mối nguy hại nghiêm trọng”.

Nghiên cứu thứ hai đã phân tích 200.000 ca sinh từ năm 2007 -2011 ở quận Harris, Texas (Mỹ) bao gồm cả thành phố Houston, nơi mà mọi người đã quen với nắng nóng. Khoảng thời gian bao gồm mùa hè nóng nhất Texas được ghi nhận vào năm 2011.

¼ các bà mẹ tiếp xúc với ít nhất một ngày nắng nóng kỷ lục khi mang thai có nguy cơ sinh non cao hơn 15%.

Các nhà nghiên cứu, dẫn đầu bởi Lara Cushing tại Đại học California (Mỹ) nói: “Các cảnh báo về sức khỏe cộng đồng trong đợt nắng nóng nên bao gồm cả những người đang mang thai, đặc biệt là khi chúng tôi phát hiện ra các mối liên quan chặt chẽ trong thời kỳ mang thai khi hậu quả của việc sinh non nghiêm trọng hơn”.

Người ta vẫn chưa biết nhiệt độ cao gây ra sinh non như thế nào nhưng có thể là do sự giải phóng các hormone gây chuyển dạ.

Nghiên cứu mới này bổ sung thêm cho bản đánh giá năm 2020 gồm 68 nghiên cứu bao gồm 34 triệu ca sinh, liên hệ giữa nhiệt độ và ô nhiễm không khí với nguy cơ sinh non, sinh nhẹ cân và thai chết lưu cao hơn. Bruce Bekkar, tác giả của bài đánh giá và là bác sĩ sản khoa đã nghỉ hưu, cho biết: “Chúng ta đã có những thế hệ suy yếu ngay từ khi mới sinh ra”.

“Ngay cả mức nhiệt vừa phải cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi, các biến chứng thai kỳ, trẻ em và thanh thiếu niên”, Wellenius cho biết.

Nhiệt độ nóng hơn cũng làm tăng số lượng trẻ nhỏ nhập viện cấp cứu ở thành phố New York (Mỹ), một nghiên cứu mới cho thấy. Các nhà khoa học đã xem xét 2,5 triệu người nhập viện trong 8 năm và phát hiện ra rằng nhiệt độ tối đa tăng lên 7 độ C đã dẫn đến việc tăng 2,4% số người nhập viện ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, họ cũng cho biết trẻ nhỏ mất nhiều nước hơn so với người lớn và khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của chúng còn non nớt.

Một nghiên cứu mới ở Đan Mạch đã đánh giá tác động của ô nhiễm không khí đối với 10.000 cặp vợ chồng đang cố gắng có con. Họ phát hiện ra rằng sự gia tăng ô nhiễm không khí trong chu kỳ kinh nguyệt dẫn đến giảm khả năng thụ thai khoảng 8%.

Một nghiên cứu gần đây của Trung Quốc cũng cho thấy ô nhiễm không khí làm tăng đáng kể nguy cơ vô sinh nhưng mức độ ô nhiễm trung bình cao hơn 5 lần so với nghiên cứu của Đan Mạch. “Ô nhiễm không khí ở Đan Mạch ở mức thấp và gần như hoàn toàn ở mức được Liên minh Châu Âu coi là an toàn. Các tiêu chuẩn hiện tại có thể không đủ để bảo vệ khỏi những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản”, Wesselink chia sẻ.

Wellenius cho biết một khía cạnh quan trọng của các nghiên cứu là họ đã chỉ ra rằng những người dễ bị tổn thương thường phải chịu những tác động tồi tệ nhất, ví dụ như những người da màu và những người có thu nhập thấp không có điều hòa không khí hoặc sống ở những khu vực có mức độ ô nhiễm không khí cao hơn. Ông nói: “Đây hoàn toàn là một vấn đề công bằng và bình đẳng sức khỏe.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Biến đổi khí hậu có liên quan đến sinh non, gây hại cho sức khỏe trẻ sơ sinh