Maowusu, một trong bốn sa mạc lớn ở Trung Quốc, đã biến mất khỏi bản đồ ở Thiểm Tây, một tỉnh phía tây bắc của Trung Quốc khi 93,24% đất bị sa mạc hóa đã chuyển sang màu xanh lá cây.

Biến sa mạc thành rừng cây xanh ở Trung Quốc, châu Phi và Ấn Độ

08/05/2020, 09:56

Maowusu, một trong bốn sa mạc lớn ở Trung Quốc, đã biến mất khỏi bản đồ ở Thiểm Tây, một tỉnh phía tây bắc của Trung Quốc khi 93,24% đất bị sa mạc hóa đã chuyển sang màu xanh lá cây.

Sa mạc Maowusu nằm ở biên giới TP Ngọc Lâm và Ordos, thuộc khu vực Nội Mông Trung Quốc có diện tích 42.200km2 từng là một sa mạc không có bóng cây cối hay nông nghiệp. Thậm chí, thành phố Ngọc Lâm từng phải di chuyển xuống phía Nam 3 lần do sự xâm chiếm của cát và bão cát.

Cách đây 6 thập kỷ, nơi đây từng là sa mạc chỉ cát và nắng, gió

Thế nhưng từ năm 1959 trở đi, người dân địa phương đã bắt đầu trồng cây để hạn chế sự xâm chiếm của bão cát. Sau nhiều năm nỗ lực, cây xanh đã mở rộng đến 400km về phía Bắc.

Tuy nhiên, Maowusu không phải là sa mạc duy nhất ở Trung Quốc được "xanh hóa". Sa mạc khô cằn Taklimakan khô cằn và đầy cát cũng được người dân Aksu ở khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương biến trở thành cánh rừng rộng 890.000 ha. Suốt 3 thập kỷ, họ đã nỗ lực trồng hơn 13 triệu cây phủ khắp sa mạc.

Cây trồng trong sa mạc ở Nội Mông, Trung Quốc, là một phần của dự án Great Green Wall. Dự án này liên quan đến việc trồng dải cây và thảm thực vật để ngăn chặn cát sa mạc và ngăn chặn sự hoang hóa xâm lấn Bắc Kinh.

Vào những năm thập niêm 1980, thành phố Aksu cạnh sa mạc Taklimakan từng bị cát bao phủ hơn 100 ngày trong 1 năm, cộng với thời tiết khắc nghiệt gần như không mưa nên việc trồng cây trở nên khó khăn khi không có lượng kiềm cao trong đất. Thế nhưng đến 1986, với sự hợp sức của người dân và chính phủ đã biến điều "không thể thành có thể". Thành phố này sau khi được phủ xanh cũng thu hút khách du lịch với những sản vật địa phương nổi tiếng như quả chà là, óc chó và táo giòn ngọt.

Chiến dịch phủ xanh sa mạc “Great green wall” không chỉ có ở Trung Quốc. Vào năm 2007, Liên minh châu Phi với khoảng 20 nước ở lục địa đen cũng đã lần đầu tiên tán thành Bức tường xanh vĩ đại cho Sahara và Sáng kiến ​​Sahel (GGWSSI) nhằm ngăn chặn hoang hóa của sa mạc.

Vào tháng 3 năm ngoái, Nigeria, Senegal và Ethiopia hoàn thành khoảng 15% dự án bức tường xanh vĩ đại. Ở Sénégal trồng hơn 11 triệu cây. Nigeria đã khôi phục 12 triệu mẫu đất bị thoái hóa và Ethiopia đã cứu được 37 triệu mẫu Anh bị hoang hóa.

Ấn Độ cũng đang lên kế hoạch cho một vành đai xanh đầy tham vọng dài 1.400km và rộng 5 km cùng với phạm vi Aravalli từ Gujarat đến biên giới Delhi-Haryana.

Video sa mạc đầy cây xanh ở Sa mạc Maowusu, Trung Quốc - Nguồn: CGTN

Nhật Hạ

Bài liên quan
Lung linh sắc màu đêm khai mạc lễ hội du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024
Tối 21.4, tại Khu du lịch Thiên Cầm (huyện Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức khai mạc lễ hội du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh - Thanh âm ngày nắng mới”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
2 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Biến sa mạc thành rừng cây xanh ở Trung Quốc, châu Phi và Ấn Độ