Hàng chục nghìn người xuống đường ở thủ đô Washington và nhiều thành phố tại Mỹ, yêu cầu giới lập pháp kiểm soát tình trạng bạo lực súng đạn.

Biểu tình phản đối bạo lực súng đạn nổ ra trên khắp nước Mỹ

Đan Thuỳ | 12/06/2022, 09:21

Hàng chục nghìn người xuống đường ở thủ đô Washington và nhiều thành phố tại Mỹ, yêu cầu giới lập pháp kiểm soát tình trạng bạo lực súng đạn.

Ngày 11.6, tại quảng trường phía trước Đồi Capitol ở thủ đô Washington (Mỹ) đã có khoảng 40.000 người tập trung trong cuộc biểu tình được dẫn đầu bởi March For Our Lives (MFOL). Đây là tổ chức thành lập bởi những người sống sót sau vụ xả súng tại trường trung học ở bang Florida năm 2018. 

Nhiều người tham gia biểu tình tỏ ra tức giận khi cho rằng giới lập pháp Mỹ chưa đạt tiến triển nào trong kiểm soát súng đạn. Bên cạnh đó, hàng trăm cuộc tuần hành cũng diễn ra trên khắp nước Mỹ, trong đó hàng nghìn người tham gia biểu tình phản đối bạo lực súng đạn ở thành phố New York.

Theo các nhà tổ chức, sự kiện năm nay ở Washington có một thông điệp đơn giản gửi tới các nhà lãnh đạo chính trị: "Hành động của quý vị đang giết chết người Mỹ".

"Chúng tôi sẽ không cho phép quý vị ngồi lại trong khi mọi người tiếp tục chết", Trevon Bosley, một thành viên hội đồng quản trị MFOL, cho biết trong một tuyên bố gửi qua email.

anh-chup-man-hinh-2022-06-12-luc-08.58.18.png

Courtney Haggerty, một thủ thư 41 tuổi đến từ Lawrenceville, New Jersey, đã đến Washington cùng con gái Cate (10 tuổi) và con trai Graeme (7 tuổi). Bà cho biết vào tháng 12.2012, vụ xả súng tại trường tiểu học Sandy Hook ở Newtown, Connecticut đã cướp đi sinh mạng của 26 người, chủ yếu là học sinh 6-7 tuổi. Sự việc xảy ra chỉ một ngày sau sinh nhật đầu tiên của con gái bà.

Mới đây, một tay súng ở Uvalde, Texas, đã giết chết 19 trẻ em và hai giáo viên vào ngày 24.5, 10 ngày sau khi một tay súng khác sát hại 10 người da đen trong một cửa hàng tạp hóa ở Buffalo, New York trong một cuộc tấn công phân biệt chủng tộc.

Các vụ xả súng hàng loạt mới nhất đã tạo thêm tính cấp thiết cho cuộc tranh luận đang diễn ra tại Mỹ về bạo lực súng đạn, mặc dù triển vọng về luật liên bang vẫn chưa chắc chắn do sự phản đối của đảng Cộng hòa đối với bất kỳ giới hạn nào về vũ khí.

Trong những tuần gần đây, một nhóm các nhà đàm phán Thượng viện lưỡng đảng đã tuyên bố sẽ đạt được một thỏa thuận. Nỗ lực của họ tập trung vào những thay đổi tương đối khiêm tốn, chẳng hạn như khuyến khích các tiểu bang thông qua luật "cờ đỏ" cho phép nhà chức trách giữ súng từ những cá nhân bị coi là nguy hiểm cho người khác.

anh-chup-man-hinh-2022-06-12-luc-08.58.11.png

Ngày 8.6, Hạ viện Mỹ do đảng Dân chủ kiểm soát đã thông qua một loạt các biện pháp an toàn súng, nhưng đạo luật này không có cơ hội được áp dụng tại Thượng viện, nơi đảng Cộng hòa phản đối giới hạn súng vì vi phạm quyền mang vũ khí trong Tu chính án thứ hai của Hiến pháp Mỹ.

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 1.6 cho biết ông sẽ thảo luận với quốc hội về vấn đề kiểm soát súng đạn. Tuy nhiên, nước Mỹ vốn tràn ngập súng đạn và quyền sở hữu súng được ghi trong hiến pháp khiến ông Biden cũng như đảng Dân chủ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn nếu muốn quốc hội thông qua ngay cả những quy định hạn chế súng đạn khiêm tốn nhất.

Bạo lực súng đạn đã khiến hơn 19.300 người thiệt mạng tại Mỹ kể từ đầu năm đến nay, theo thống kê của tổ chức Gun Violence Archive. Vấn đề không chỉ giới hạn trong những vụ xả súng, khi hơn một nửa số người chết là do tự sát.

Một số người cho rằng các vụ xả súng xảy ra nhiều như vậy là do tình trạng bạo lực trong xã hội Mỹ, nạn phân biệt chủng tộc hay vấn đề sức khỏe tâm thần của người dân không được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2015 của giáo sư Adam Lankford thuộc Đại học Alabama cho thấy đây là vấn đề chung trong các vụ xả súng ở các nước trên thế giới. Điều khác biệt của Mỹ là số lượng súng khổng lồ mà người dân nước này sở hữu.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Biểu tình phản đối bạo lực súng đạn nổ ra trên khắp nước Mỹ