Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết, sẽ giữ nguyên mức học phí hiện hành ở tất cả các cấp học đối với năm học 2021 - 2022.

Bộ GD-ĐT giữ nguyên mức học phí hiện hành ở tất cả cấp học 2021 - 2022

Tú Viên | 13/11/2020, 16:51

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết, sẽ giữ nguyên mức học phí hiện hành ở tất cả các cấp học đối với năm học 2021 - 2022.

Sau đề xuất của Bộ GD-ĐT về việc tăng mức học phí vào năm học tới đã khiến dư luận xôn xao, Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết, đã có văn bản báo cáo Chính phủ đề xuất cho gia hạn thời gian áp dụng Nghị định số 86, giữ nguyên mức học phí hiện hành ở tất cả các cấp học đối với năm học 2021 - 2022.

Trao đổi với báo chí về vấn đề này, ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ GD- ĐT giải thích việc xây dựng dự thảo Nghị định “Cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo”, nhằm thay thế cho Nghị định số 86. Do Nghị định số 86 chỉ có thời hạn hiệu lực đến hết năm học 2020 - 2021, nên để có căn cứ pháp lý cho các cơ sở GD-ĐT thực hiện từ năm học 2021 - 2022 và các năm tiếp theo, cần phải xây dựng nghị định thay thế", Thứ trưởng Bộ GD-ĐT nói.

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT thông tin, chính sách học phí và hỗ trợ chi phí học tập đang được thực hiện theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP (ngày 2.10.2015) của Chính phủ, quy định về “Cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021”.

gd-tv-21-07-02.jpg
Học sinh THPT tại TP.HCM- Ảnh: P.V

Bên cạnh đó, quy định về học phí hiện nay đã thay đổi. Từ thời điểm 31.12.2016 trở về trước, học phí thuộc danh mục “phí” nên mức học phí còn thấp, ngân sách nhà nước vẫn hỗ trợ để bù đắp chi phí đào tạo đối với các cơ sở giáo dục công lập. Tuy nhiên, luật Phí và lệ phí năm 2015 (có hiệu lực từ 1.1.2017) đã đưa học phí ra khỏi danh mục “phí” để chuyển sang thực hiện theo cơ chế “giá”. Căn cứ quy định tại luật Giá năm 2012, dịch vụ giáo dục, đào tạo thuộc danh mục nhà nước định giá, Chính phủ quy định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Do tình hình dịch COVID-19, Bộ GD-ĐT đã có văn bản báo cáo Chính phủ và đề xuất xem xét, cho phép được gia hạn thời gian áp dụng nghị định số 86 đối với năm học 2021-2022 với mức học phí giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp áp dụng theo mức học phí của năm học 2020-2021 đã được quy định tại nghị định số 86; mức học phí mầm non, phổ thông áp dụng theo khung của năm học 2020-2021 và tiếp tục giao Hội đồng nhân dân cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế của địa phương để xem xét phê duyệt.

Theo đó, Bộ GD-ĐT cũng đề nghị được lùi thời gian trình ban hành nghị định sang năm 2021 để có điều kiện tiếp thu ý kiến rộng rãi của toàn xã hội và tiếp tục hoàn thiện dự thảo nghị định. Năm học 2020-2021 hiện đang áp dụng mức học phí đã được quy định tại nghị định số 86. Nếu đề xuất của Bộ GD-ĐT về việc lùi thời gian trình ban hành nghị định thay thế được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì hai năm nữa mới áp dụng nghị định mới (từ năm học 2022-2023) và lộ trình tăng thêm hằng năm chỉ khoảng 2,5%/năm so với mức tăng hằng năm của nghị định số 86 đã ban hành.

Trước đó trong dự thảo lần thứ 2 Nghị định dùng để thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP, Bộ GD-ĐT đề xuất từ năm học 2021-2022, học phí bậc đại học tăng 12,5%; học phí bậc mầm non, phổ thông tăng 7,5% so với năm học 2020-2021.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Băn khoăn về giá vàng miếng đấu thầu
Ngân hàng Nhà nước thông báo sẽ đưa nguồn cung vàng ra thị trường thông qua phương thức đấu thầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ GD-ĐT giữ nguyên mức học phí hiện hành ở tất cả cấp học 2021 - 2022