Ngày 21.11, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT trình bày tờ trình về việc lùi thời điểm triển khai áp dụng Chương trình GD phổ thông và SGK mới.

Bộ GD-ĐT xin lùi thời điểm triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới

Hải Yến | 21/11/2017, 14:20

Ngày 21.11, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT trình bày tờ trình về việc lùi thời điểm triển khai áp dụng Chương trình GD phổ thông và SGK mới.

Chương trình giáo dục phổ thông mới chưa được ban hành để làm căn cứ biên soạn sách giáo khoa, thời gian thực tế để hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới cần nhiều hơn khoảng 1 năm so với dự kiến, việc chuẩn bị điều kiện về giáo viên, cán bộ quản lý và cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục phổ thông trên phạm vi toàn quốc còn gặp nhiều khó khăn.

"Nếu triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới ngay từ năm học 2018 - 2019 sẽ khó yên tâm về chất lượng"- Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết lý do xin lùi chương trình giáo dục phổ thông mới.

Trong khi đó đến nay, việc thực hiện Nghị quyết số 88 tuy đã đạt được một số kết quả nhưng còn nhiều hạn chế, bất cập, chương trình giáo dục phổ thôngmới chưa được ban hành để làm căn cứ biên soạn SGK, thời gian thực tế để hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới cần nhiều hơn khoảng 1 năm so với dự kiến.

Trong 3 năm học đầu tiên của lộ trình, mỗi năm học đều phải triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới vàbiên soạnSGK mới ở 3 lớp thuộc ba cấp học khác nhau, trong khi 2 năm học cuối của lộ trình mỗi năm học chỉ triển khai thêm ở 1 hoặc 2 lớp ở cấp tiểu học.

Bên cạnh đó, lý do tiếp theolà vì thực hiện việc đổi mới, sắp xếp bộ máy chính trị, đổi mới các đơn vị sự nghiệp công lập, Chính phủ cần có thời gian để chỉ đạo triển khai các nghị quyết này trong ngành giáo dục, đánh giá tác động của chính sách đối với việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và có biện pháp giải quyết.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng cho rằng kinh phí thực hiện xây dựng, biên soạn chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa theo lộ trình đã điều chỉnh cũng không phát sinh do thời gian để tất cả các lớp trên phạm vi cả nước thực hiện chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới vẫn là 5 năm.

Phương án mới sẽ có nhiều thời gian hơn để địa phương rà soát, sắp xếp, điều chỉnh và hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp học, đầu tư bổ sung cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục phổ thông bảo đảm đồng bộ, đồng tốc với lộ trình triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông, SGK mới.

Đa số thành viên đồng ý đề xuất lùi thời gian của Chính phủ nhưngỦyban Văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội nhấn mạnh, thực tế đã qua 3 năm triển khai nghị quyết 88 của Quốc hội nhưng việc chuẩn bị có nhiều hạn chế. Phần công việc cần triển khai trước khi áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới trên phạm vi cả nước còn rất nhiều.

Chính chủ nhiệm Phan Thanh Bình cho biết, trong uỷ ban thẩm tra có nhiều đại biểu băn khoăn về tính khả thi của lộ trình điều chỉnh Chính phủ nêu ra và đề nghị bắt đầu thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới từ năm học 2020-2021, chậm lại 2 năm thay vì chỉ lùi 1 năm như phương án được trình.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ GD-ĐT xin lùi thời điểm triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới