Bộ Giao thông vận tải đã thông báo kết luận của Thứ trưởng Lê Anh Tuấn tại cuộc họp về kiến nghị giảm giá dịch vụ cất/hạ cánh đối với chuyến bay nội địa năm 2023.

Bộ GTVT không thuận việc giảm giá dịch vụ cất/hạ cánh chuyến bay nội địa

H.Đ | 10/04/2023, 12:07

Bộ Giao thông vận tải đã thông báo kết luận của Thứ trưởng Lê Anh Tuấn tại cuộc họp về kiến nghị giảm giá dịch vụ cất/hạ cánh đối với chuyến bay nội địa năm 2023.

san-bay.jpg
Các hãng bay muốn giảm giá dịch vụ cất/hạ cánh 

Tại cuộc họp, lãnh đạo Bộ GTVT cho rằng việc xem xét giảm giá dịch vụ cất/hạ cánh đối với các chuyến bay nội địa năm 2023 là chưa đủ cơ sở.

Cuộc họp diễn trong bối cảnh một số hãng hàng không trong nước đã kiến nghị Bộ GTVT xem xét tiếp tục áp dụng chính sách giảm 50% phí cất/hạ cánh và điều hành bay đối với các chuyến bay nội địa trong năm 2023.

Theo các hãng hàng không, dù thị trường nội địa đã phục hồi hoàn toàn và tăng trưởng so với năm 2019 nhưng thị trường quốc tế năm 2022 mới chỉ phục hồi được khoảng 30% so trước dịch. Hơn nữa, năm 2022 và dự kiến năm 2023, các hãng hàng không vẫn chịu áp lực giá dầu leo thang cộng với các nguy cơ tiềm ẩn về khủng hoảng kinh tế, lạm phát trên thế giới.

Do đó, năm 2023 dự báo vẫn là năm khó khăn với ngành hàng không Việt Nam khi thị trường quốc tế dự kiến mới chỉ hồi phục ở mức 80% so với năm 2019. Trong bối cảnh đó, các hãng hàng không dự kiến khó có thể kinh doanh có lãi về vận tải hàng không.

Từ thực tế đó, các hãng hàng không đề xuất là tiếp tục hỗ trợ giảm 50% phí cất/hạ cánh và điều hành bay đối với các chuyến bay nội địa trong năm 2022 và 2023 như đã được áp dụng trong giai đoạn 2020-2021.

Tuy nhiên, Bộ GTVT cho rằng không có cơ sở để giảm giá dịch vụ cất/hạ cánh đối với các chuyến bay nội địa năm 2023. Theo dự báo của Cục Hàng không Việt Nam, lượng vận chuyển nội địa năm 2023 dự kiến đạt 45,5 triệu khách, tăng 5% so với năm 2022 và tăng 22% so với năm 2019. Như vậy, thị trường vận tải nội địa đã và đang phục hồi như giai đoạn trước dịch COVID-19

Ngoài ra, nguồn thu từ dịch vụ cất/hạ cánh để chi trả chi phí bảo trì, sửa chữa tài sản kết cấu hạ tầng hàng không theo quy định. Tuy nhiên, nguồn thu hiện nay còn đang hạn chế, cần cân đối để bố trí cho công tác sửa chữa, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng không tại các cảng hàng không đảm bảo khai thác an toàn.

Cũng trong cuộc họp, Thứ trưởng Lê Anh Tuấn giao Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam và Cục Hàng không Việt Nam rà soát, đánh giá lại hiện trạng khu bay tại các cảng hàng không để xây dựng kế hoạch sửa chữa, bảo trì cho phù hợp.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ GTVT không thuận việc giảm giá dịch vụ cất/hạ cánh chuyến bay nội địa