Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình, lập trường nhất quán của ASEAN là giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, bao gồm tiến trình ngoại giao , pháp lý, trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên hợp Quốc (LHQ), luật pháp quốc tế.

Bộ Ngoại giao lên tiếng việc ASEAN không ra tuyên bố chung sau phán quyết của Tòa trọng tài

Trí Lâm | 14/07/2016, 18:40

Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình, lập trường nhất quán của ASEAN là giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, bao gồm tiến trình ngoại giao , pháp lý, trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên hợp Quốc (LHQ), luật pháp quốc tế.

Trong cuộc họp báo chiều 14.7, Việt Nam một lần nữa khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bất chấp phản đối của Việt Nam và quốc tế, những hoạt động của Trung Quốc tại đây đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.

“Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay những hành vi vi phạm chủ quyền của Việt Nam, tuân thủ luật pháp quốc tế trong đó có Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và không làm phức tạp thêm tình hình trên Biển Đông", ông Lê Hải Bình nhấn mạnh.

Trước câu hỏi của phóng viên về sự chuẩn bị của Việt Nam sau phán quyết Biển Đông của Tòa Trọng tài, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bìnhđã kêu gọi các bên kiềm chế, tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS), Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), không có hành động làm phức tạp tình hình, góp phần vào duy trì hòa bình ổn định ở BĐ và an ninh khu vực.

“Về phía Việt Nam, như các bạn đã biết, đảng, nhà nước, chính phủvà nhân dân Việt Nam luôn sẵn sàng các biện pháp góp phần vào duy trì hòa bình, ổn định và an ninh tại khu vực”, ông Lê Hải Bình nói.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cũng cho biết, đảng, nhà nước và chính phủ có biện pháp giúp đỡ ngư dân Việt Nam duy trì bám biển, đánh bắt ở các ngư trường truyền thống của Việt Nam.

Đồng thời, ông Bình cũng nhấn mạnhViệt Nam ủng hộ việc tuân thủ và thực thi tất cả thủ tục và quy định của UNCLOS, kể cả việc giải quyết mọi tranh chấp có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng công ước bằng biện pháp hòa bình.

Về việc ASEAN sẽ không đưa ra tuyên bố chung về phán quyết của Tòa trọng tài, ông nói: “Duy trì hòa bình ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông là lợi ích và nghĩa vụ chung của các nước trong và ngoài khu vực”.

“Lập trường nhất quán của ASEAN là giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, bao gồm tiến trình ngoại giao, pháp lý, trên cơ sở tôn trọng Hiến chương LHQ, luật pháp quốc tế, trong đó UNCLOS 1982, nâng cao sự đoàn kết, vai trò trung tâm của ASEAN trong việc duy trì hòa bình ổn định khu vực và thúc đẩy quan hệ hợp tác tác của các bên”,ông Bình cho hay.

Trước câu hỏi của hãng thông tấn AP về khả năng Việt Nam cân nhắc kiện Trung Quốc sau khi Tòa trọng tài ra phán quyết về vụ kiện của Philippines, ông Bình nói: "Việt Nam chủ trương giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982".

Về việc tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) ra báo cáo về tình hình trại giam Việt Nam, ônghẳng định: “Các thông tin AI đưa ra hoàn toàn sai sự thật. Chính sách nhất quán của Việt Nam là bảo đảm và thúc đẩy các quyền con người phù hợp với hiến pháp Việt Nam và chuẩn mực quốc tế”.

“Là thành viên 7 điều ước quốc tế cơ bản về quyền con người, trong đó có công ước chống tra tấn, Việt Nam luôn thực hiển nghiêm túc và đầy đủ các cam kết và nghĩa vụ của một quốc gia thành viên. Các nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong thúc đẩy và bảo đảm quyền con người đã được quốc tế ghi nhận rộng rãi”, ông Bình nói.

Trí Lâm
Bài liên quan
Xây dựng cộng đồng ASEAN phát triển bền vững, lấy người dân làm trung tâm
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 (ASEAN Future Forum - AFF 2024) diễn ra vào ngày 23.4 tại Hà Nội. Đây là sáng kiến của Việt Nam, thể hiện sự chủ động thúc đẩy, duy trì và nâng cao vai trò, vị thế của ASEAN.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
32 phút trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Ngoại giao lên tiếng việc ASEAN không ra tuyên bố chung sau phán quyết của Tòa trọng tài