Ngày 2.2, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã ra cảnh báo người dân về tình trạng sử dụng hình ảnh, danh nghĩa của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang hoành hành trên mạng xã hội.
Thông tin Y học

Bộ Y tế cảnh báo người dân về thực phẩm chức năng được quảng cáo trên mạng

Hồ Quang 02/02/2024 17:40

Ngày 2.2, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã ra cảnh báo người dân về tình trạng sử dụng hình ảnh, danh nghĩa của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang hoành hành trên mạng xã hội.

Theo Cục An toàn thực phẩm, hiện nay, trên một số trang mạng xã hội đang có tình trạng sử dụng hình ảnh, danh nghĩa của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế để quảng cáo cho các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, gây hiểu lầm cho người sử dụng. Đặc biệt là tình trạng lạm dụng hình ảnh của bác sĩ, dược sĩ có uy tín đã nghỉ hưu để tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

bo-y-te-canh-bao-thuc-pham-chuc-nang-duoc-quang-cao-tren-mang-hinh-anh.png
Một loại thực phẩm chức năng vi phạm về an toàn thực phẩm - Ảnh: PV

Cục An toàn thực phẩm cho biết, tại khoản 2 điều 27 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 2.2.2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

Cụ thể, không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm.

“Như vậy, việc làm trên là không phù hợp với quy định của pháp luật”, đại diện Cục An toàn thực phẩm nhấn mạnh.

Để an toàn sức khỏe cho người sử dụng, tránh sử dụng sản phẩm quảng cáo không đúng sự thật về công dụng sản phẩm, Cục An toàn thực phẩm cảnh báo người dân rằng không có bất kỳ thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe nào được phép ghi công dụng “điều trị bệnh”. Trong trường hợp có bệnh, người dân cần tới cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời.

Cần đọc kỹ nhãn sản phẩm. Trên nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải có dòng chữ “thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; xem rõ về thành phần, tác dụng, đối tượng, liều dùng của sản phẩm để sử dụng cho phù hợp và bảo đảm sức khỏe.

Người dân chọn mua các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tên, địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm và nhà sản xuất sản phẩm rõ ràng; khi mua, nhận sản phẩm phải có hóa đơn, đơn hàng của người bán để làm bằng chứng cho việc mua bán hàng hóa giữa hai bên.

Ngoài ra, người dân có thể tra cứu thông tin liên quan đến đăng ký bản công bố và quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe qua địa chỉ https://nghidinh15.vfa.gov.vn/http://xacnhanquangcao.vfa.gov... trước khi quyết định chọn mua sản phẩm.

Bài liên quan
Cà Mau: Phát hiện 3 thanh niên bán thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc dương tính ma tuý
Phát hiện 3 thanh niên đến nhà dân ở Cà Mau để tặng quà và chào bán thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc với giá cao nên lực lượng chức năng địa phương đã mời về cơ quan làm việc. Qua test nhanh, tất cả đều dương tính với ma túy.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy hệ thống chính trị
7 giờ trước Sự kiện
Sáng 19.11, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) đã tổ chức phiên họp thứ nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Y tế cảnh báo người dân về thực phẩm chức năng được quảng cáo trên mạng