Ngày 9.11, Bộ Y tế đã chính thức lên tiếng về giá xét nghiệm COVID-19, trong đó có giá test nhanh 238.000 đồng/mẫu.

Bộ Y tế giải thích về chi phí test nhanh COVID-19 đắt tới 238.000 đồng/mẫu

Hồ Quang | 09/11/2021, 13:28

Ngày 9.11, Bộ Y tế đã chính thức lên tiếng về giá xét nghiệm COVID-19, trong đó có giá test nhanh 238.000 đồng/mẫu.

Cách tính giá xét nghiệm COVID-19

Theo Bộ Y tế ở thời điểm năm 2020, đầu năm 2021, nhu cầu test xét nghiệm lớn, nguồn cung và chủng loại còn hạn chế, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới.

Thời điểm năm 2020 và đầu năm 2021 khi dịch bệnh trên thế giới có diễn biến phức tạp ở nhiều nước khiến nhu cầu test xét nghiệm tăng cao, trong khi nguồn cung và chủng loại các loại test xét nghiệm COVID-19 rất hạn chế, giá các loại test xét nghiệm không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước cũng đều ở mức cao.

Giá kit test nhanh các nhà tài trợ mua khoảng 200.000 đồng/test, test Real-time PCR khoảng 500.000 đến 1 triệu đồng/test. Bộ Y tế đã phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn áp dụng mức giá quy định tại Thông tư số 13 và 14/2019/TT-BYT ngày 5.7.2019 của Bộ Y tế (áp dụng theo dịch vụ “xét nghiệm vi khuẩn/vi rút /vi nấm/ký sinh trùng”) gồm xét nghiệm Real-time PCR: 734.000 đồng/mẫu; test nhanh 238.000 đồng/mẫu.

bo-y-te-dua-vao-dau-dua-ra-gia-test-nhanh-covid-19-la-238.000-dong-mau-hinh-anh(1).png
Test nhanh COVID-19  - Ảnh: PV 

Tuy nhiên, từ ngày 1.7.2021 do nhiều công ty nhập khẩu test nhanh và trong nước cũng đã có một số doanh nghiệp sản xuất được test nhanh nên dải giá test rất khác nhau, giá có xu hướng giảm, Bộ Y tế đã hướng dẫn với xét nghiệm bằng test nhanh thì thực thanh thực chi: chỉ thu và thanh toán bằng giá test nhanh mua theo quy định về đấu thầu; chưa thực hiện thu đối với các chi phí nhân công, vật tư lấy mẫu. Đơn vị đấu thầu mua test với đơn giá bao nhiêu thì chỉ được thu và thanh toán theo đơn giá test trúng thầu mua sắm theo quy định, không được thu với mức giá 238.000 đồng/xét nghiệm.

Với hình thức gộp mẫu nhằm đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm, cũng như tiết kiệm chi phí, Bộ Y tế đã ban hành quyết định hướng dẫn gộp mẫu. Theo đó, trong văn bản hướng dẫn về mức giá của dịch vụ xét nghiệm Realtime PCR khi gộp mẫu bằng 734.000 đồng chia cho số mẫu gộp. Cụ thể gồm: mức giá của việc lấy và bảo quản bệnh phẩm 100.000 đồng/mẫu và mức giá của việc thực hiện xét nghiệm bằng 634.000 đồng chia cho số mẫu gộp (nếu gộp 5 mẫu vào 1 xét nghiệm thì chia 5, gộp 10 mẫu thì chia 10...).

Hướng dẫn giá xét nghiệm thực hiện theo Nghị định 86/NQ-CP

Việc xây dựng và ban hành Thông tư hướng dẫn giá xét nghiệm SARS-CoV-2 như trên, Bộ Y tế khẳng định là thực hiện theo Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 6.8.2021 của Chính phủ về một số nội dung liên quan đến định mức kinh tế kỹ thuật và giá xét nghiệm COVID-19. Theo đó, Bộ Y tế đã ban hành định mức kinh tế kỹ thuật làm cơ sở xây dựng giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 theo các phương pháp (test nhanh, miễn dịch, Realtime-PCR mẫu đơn và mẫu gộp); thành lập ban soạn thảo và tổ biên tập xây dựng thông tư.

Bộ Y tế đã xin ý kiến tham gia của các bộ ngành liên quan, sở y tế các tỉnh thành và các đơn vị để hoàn thiện dự thảo thông tư. Thông tư được xây dựng và ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn tại điều 148 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (căn cứ quy định tại điểm khoản 2 điều 2 Nghị quyết 79/NQ-CP).

Ban soạn thảo, tổ biên tập đã hoàn thiện dự thảo, xin ý kiến các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực xét nghiệm để hoàn chỉnh, ban hành thông tư.

Thông tư áp dụng trong các trường hợp: thanh toán chi phí xét nghiệm SARS-CoV-2 theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; người sử dụng dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 tự chi trả; các trường hợp được ngân sách nhà nước chi trả theo quy định của Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Thông tư không áp dụng đối với các trường hợp lấy mẫu, bảo quản mẫu, thực hiện và trả kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 tại cộng đồng do ngân sách nhà nước chi trả theo quy định của Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Đối với giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2, Bộ Y tế cho biết quy định tại thông tư chỉ tính chi phí trực tiếp của việc lấy mẫu bảo quản mẫu và thực hiện trả kết quả xét nghiệm và chi phí tiền lương; chưa tính chi phí khấu hao và quản lý. Đối với xét nghiệm bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR thì giá của một dịch vụ xét nghiệm gồm mức giá của 2 bước: chi phí lấy mẫu, bảo quản bệnh phẩm; chi phí thực hiện xét nghiệm.

Đối với xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp Real Time PCR, thông tư đã hướng dẫn và quy định cụ thể việc thực hiện mức giá trong trường hợp gộp mẫu theo các phương pháp gộp mẫu hướng dẫn tại Quyết định 1817/QĐ-BYT ngày 7.4.2021.

Cùng với việc quy định giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2, Bộ Y tế đã chỉ đạo và yêu cầu các cơ sở y tế có trách nhiệm mua sắm vật tư, hóa chất và sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu. Yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về giá, về đấu thầu đối với các cơ sở y tế trên địa bàn, xử lý nghiêm các vi phạm (nếu có), không để tăng giá dịch vụ xét nghiệm bất hợp lý.

Bộ Y tế cho rằng việc ban hành Thông tư quy định giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 cùng với việc bộ đang hoàn thiện và trình Chính phủ dự thảo Nghị định về quản lý trang thiết bị y tế sẽ giúp điều chỉnh, quản lý tốt hơn về giá test xét nghiệm và giá xét nghiệm SARS-CoV-2, giúp tiết kiệm hơn cho cơ sở y tế cũng như người dân, đồng thời vẫn kiểm soát được chất lượng sinh phẩm xét nghiệm.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Y tế giải thích về chi phí test nhanh COVID-19 đắt tới 238.000 đồng/mẫu