Phát hiện bướu giáp lành tính, chị Y. yên tâm không tái khám vì tin rằng mình sẽ không mắc ung thư. Tuy nhiên, sau 3 năm bướu giáp này đã chuyển sang ác tính.
Lần đầu tiên Bệnh viện Bình Dân thực hiện kỹ thuật khá độc đáo trong mổ tuyến giáp. Kỹ thuật này được thực hiện ở vị trí kín đáo, các sẹo đảm bảo tính thẩm mỹ cao, bệnh nhân xuất viện nhanh.
Ngày 14.4, đại diện Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long (Cần Thơ), cho biết, vừa phẫu thuật thành công, cắt toàn bộ khối bướu giáp thòng - 1 dạng khối u của tuyến giáp phát triển lớn vào trong lồng ngực. Bệnh nhân này bị khối bướu thòng từ cổ xuống tận ngực.
Khối bướu giáp bên thùy phải có đường kính khoảng 20cm, thùy trái đường kính 30cm trên người bệnh nhân Trương Bích H. (41 tuổi, quê ở H.Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang).
Ngày 22.12, thông tin từ Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) cho hay bệnh viện này vừa phẫu thuật thành công một trường hợp bệnh nhân bị nguy kịch do điều trị bướu giáp ở thầy lang khiến bướu to khổng lồ và đang hoại tử, chảy mủ rất nguy hiểm.
Đó là thông tin được bác sĩ Trần Thanh Vỹ – Trưởng khoa Lồng ngực Mạch máu, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, cho biết hôm nay (17.11). Như vậy, sau 1 năm thực ứng dụng phương pháp sóng cao tần để điều trị bệnh nhân mắc bướu giáp nhân, bệnh viện này đã thực hiện thành công 50 ca.
Tình trạng bệnh nhân mắc bướu giáp nhân (Thyriod Nodules) ngày càng nhiều, số lượng người khám và chữa bệnh bướu giáp nhân tương đương với bệnh nhân đái tháo đường. Số ca mắc bướu giáp nhân mỗi năm ở Việt Nam lên đến cả trăm nghìn ca. Căn bệnh này đang thực sự trở thành mối đe dọa ở nước ta.