Sáng 13.3, ông Nguyễn Đăng Chương - Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) khẳng định 5 bài hát hiện đang tạm dừng lưu hành có những ca từ không đúng với bản gốc, có những tác phẩm không đúng tên tác giả nên phải tạm dừng lưu hành để xác minh cụ thể.

Ca khúc 'Con đường xưa em đi' tạm dừng lưu hành vì nội dung chưa đúng so với bản gốc

Hải Yến | 13/03/2017, 15:06

Sáng 13.3, ông Nguyễn Đăng Chương - Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) khẳng định 5 bài hát hiện đang tạm dừng lưu hành có những ca từ không đúng với bản gốc, có những tác phẩm không đúng tên tác giả nên phải tạm dừng lưu hành để xác minh cụ thể.

Theo giải thích của ông Nguyễn Đăng Chương, các ca khúc bị tạm dừng lưu hành chính xác là do ca từ, tên tác giả không hề chính xác với bản gốc nên cần thêm thời gian cũng như nghiên cứu để đưa ra đúng lời ca khúc và cho phát hành trở lại. Trên phương diện tư tưởng, nội dung các ca khúc thì không hề có vướng mắc gì. Lấy ví dụ ca khúc Đừng gọi anh làchú - trước đây khán giả thường nghĩ là của nhạc sĩ DiênAn nhưng thực tế lại là của một nhạc sĩ khác sáng tác.

Trả lời câu hỏi của báo điện tử Một Thế Giới về việc căn cứ vào đâu để Cục NTBD cho rằng các ca khúc này bị sai ca từ, ông Chương giải thích Cục có nhiều dị bản khác nhau nên lời ca khúc không được chính xác so với bản gốc Cục NTBD sẽ có hệ thống lưu trữ để tra cứu, so sánh và xác định.Từ trước năm 1975, đa số các ca sĩ giỏi nhạc đã chép lại lời ca khúc dựa trên những bản nhạc họ nhớ được khi họ đang ở hải ngoại,thế nên ca từ có những chỗ chưa chính xác, chưa kể đến những ca khúc để sai tên tác giả là có lỗi với họ khi lưu hành mà không tìm hiểu cặn kẽ.

"Con đường xưa em đi" là một trong 5 ca khúc sáng tác trước năm 1975 bị tạm dừng lưu hành đợt này

Hơn 40 năm đã qua từ khi đất nước được giải phóng hoàn toàn và gần 30 năm từ khi Cục Âm nhạc và Múa - Bộ Văn hóa nay là Cục NTBD - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cấp phép phổ biến hơn 2500 bài hát của các tác giả sáng tác trước năm 1975 và của người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Nhiều bài hát do thất lạc bản nhạc nhạc gốc, các đơn vị đề nghị xin cấp phép sử dụng đều ký âm lại và cam kết tính chính xác của tác phẩm, việc làm này dẫn đến nhiều tên tác giả/bút danh và ca từ có sự khác nhau trên cùng một tác phẩm âm nhạc.

Thực tế, việc sửa lời bài hát để được cấp phép vẫn là điều phổ biến từ trước đến nay, đối với các ca khúc sáng tác trước năm 1975 hay với tác giả là người Việt đang sống tại nước ngoài. Đơn cử, câu "chiến trường anh bước đi" trong bài Con đường xưa em điđược sửa thành "lối mòn anh bước đi", "nơi đây phiên gác canh dài" sửa thành "nơi đây thao thức canh dài"; "bao lứa trai cùng chào xuân chiến trường" trong bài Xuân này con không vềbị sửa thành "bao lứa trai cùng chào xuân xứ người" vừa sai ý nghĩa bài hát vừa vi phạm quyền toàn vẹn tác phẩm theo Luật Sở hữu trí tuệ nếu được cấp phép phổ biến.

Những năm qua, rất nhiều nghệ sĩ ở hải ngoại đã được nhà nước ta cho phép trở về Việt Nam định cư và hoạt động nghệ thuật lâu dài. Gần đây, rất nhiều ca khúc sáng tác ở miền Nam trước năm 1975 có nội dung ca ngợi quê hương đất nước, tình yêu đôi lứa lành mạnh đã được Cục Nghệ thuật Biểu diễn cho phép lưu hành để công chúng thưởng thức và để các ca khúc có giá trị nghệ thuật không bị mai một.

Theo đại diện của Cục Nghệ thuật biểu diễn, việc làm này nhằm đảm bảo chất lượng nội dung các bài hát trong các hoạt động âm nhạc như biểu diễn, ghi âm, ghi hình và tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật.Trong thời gian tới, Cục NTBD sẽ chủ động tiến hành thẩm định, rà soát, so sánh, đối chiếu những bài hát đã cấp phép sử dụng với những bản nhạc gốc do các đơn vị, cá nhân cung cấp và nguồn dữ liệu từ việc thu thập, sưu tầm nhằm quản lý chặt chẽ chất lượng nội dung các bài hát, việc hoạt động sản xuất chương trình bản ghi âm, ghi hình và tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật và sẽ cấp phép trở lại sau khi quá trình thẩm định kết thúc.

Hiện nay, các trang nhạc trên mạng xã hội cũng đã gỡ dần các ca khúc đang bị cấm lưu hành trên ở dạng mp3...

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ca khúc 'Con đường xưa em đi' tạm dừng lưu hành vì nội dung chưa đúng so với bản gốc