Lo ngại về khả năng lây lan của biến chủng mới, lãnh đạo các bang kêu gọi Thủ tướng Modi ngừng xuất khẩu vắc xin, đẩy mạnh sản xuất và mua thêm từ nước ngoài.

Các bang kêu gọi Thủ tướng Ấn Độ ngừng xuất khẩu vắc xin

Đan Thuỳ | 13/05/2021, 10:41

Lo ngại về khả năng lây lan của biến chủng mới, lãnh đạo các bang kêu gọi Thủ tướng Modi ngừng xuất khẩu vắc xin, đẩy mạnh sản xuất và mua thêm từ nước ngoài.

Tính đến nay, Ấn Độ ghi nhận hơn 258.000 ca tử vong do COVID-19 trong khi số ca nhiễm vượt 23,7 triệu người. Các chuyên gia cho rằng con số thực tế có thể cao hơn từ 5 đến 10 lần so với số liệu công bố chính thức.

Các chuyên gia cũng chưa thể nói chắc khi nào số ca nhiễm đạt đỉnh, sự lây lan khủng khiếp của biến chứng mới vẫn là một mối lo ngại lớn. Lãnh đạo các bang tại Ấn Độ đã kêu gọi cung cấp vắc xin để ngăn chặn sự tàn phá của làn sóng COVID-19 thứ hai gây ra, thúc giục Thủ tướng Narenda Modi ngừng xuất khẩu vắc xin và đẩy mạnh sản xuất cũng như mua thêm từ nước ngoài.

"Người dân sẽ chết theo cách tương tự như bây giờ trong làn sóng thứ 3 và thứ 4 mà không có vắc xin", Phó thủ hiến khu vực Delhi Manish Sisodia nói hôm 12.5.

vaccine-dien-tap-tiem-covid-an-do-ani.jpg
Ấn Độ, nước sản xuất vắc xin lớn nhất thế giới hiện đang cạn kiệt vắc xin trước làn sóng lây nhiễm mới - Ảnh: Internet

Số ca nhiễm hằng ngày đang tăng nhanh chóng ở vùng nông thôn so với đô thị lớn, những nơi đang chậm lại sau đợt tăng đột biến tháng trước.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho hay Ấn Độ chiếm một nửa trong tổng số ca COVID-19 và 30% số ca tử vong trên toàn thế giới tuần qua. Biến chủng B.1.617 đã được WHO xếp vào nhóm “đáng lo ngại” bởi lây lan nhanh và có khả năng né vắc xin. Tổ chức Y tế liên Mỹ cũng cho biết biến chủng Ấn Độ đã lây lan ra ít nhất 44 quốc gia. Bên ngoài Ấn Độ, WHO cho biết Anh ghi nhận có nhiều ca nhiễm biến thể mới này nhất.

Ấn Độ, nước sản xuất vắc xin lớn nhất thế giới hiện đang cạn kiệt vắc xin trước làn sóng lây nhiễm mới. Đây không chỉ là một tin xấu cho Ấn Độ, mà còn cho cả thế giới. Ấn Độ hiện là nhà cung cấp chính cho chương trình COVAX, Ấn Độ từng đặt mục tiêu cung cấp 1 tỉ liều vắc xin miễn phí hoặc chiết khấu cho các quốc gia có thu nhập thấp qua COVAX.

Thế nhưng, mới đây quốc gia sản xuất vắc xin ngừa COVID-19 lớn thứ 2 thế giới này đã quyết định ngừng gần như toàn bộ việc xuất khẩu vắc xin, để ưu tiên nhu cầu trong nước. Ngoài ra, Ấn Độ cũng phải nhập khẩu thêm vắc xin Sputnik V của Nga để tiêm ngừa cho 125 triệu người. Trước tình hình ngày càng trầm trọng, hệ thống bệnh viện quá tải, Ấn Độ thậm chí còn phải thay đổi quy định để có thể nhập khẩu vắc xin, dù trước đó từng khước từ vắc xin ngoại.

1-7622.jpeg

Bà Soumya Swaminathan - nhà khoa học hàng đầu của Tổ chức Y tế thế giới cho biết: "Trong vài tháng tới, chúng ta không thể mong chờ Ấn Độ cung cấp vắc xin như dự kiến, cần tìm cách bù đắp sự thiếu hụt này. Chúng tôi đang đàm phán với Mỹ khi nước này đã cam kết chia sẻ 60 triệu liều vắc xin AstraZeneca mà họ có thông qua COVAX. Chúng tôi đang tìm kiếm mọi phương án".

Hiện tại, châu Âu đang là khu vực xuất khẩu vắc xin sang các nước khác nhiều nhất. 50% lượng vắc xin sản xuất ra tại châu lục này đã được xuất khẩu tới gần 90 quốc gia. Trong khi đó, tại một số nước như Mỹ, chỉ có 5% lượng vắc xin sản xuất ra là được xuất khẩu.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói: “Tôi kêu gọi Mỹ chấm dứt lệnh cấm xuất khẩu, không chỉ đối với vắc xin mà còn đối với các thành phần của vắc xin. Hãng CureVac nói rằng họ không thể sản xuất vắc xin ở châu Âu vì các thành phần đã bị Mỹ chặn. Chìa khóa để sản xuất vắc xin nhanh hơn cho tất cả các nước nghèo và thu nhập trung bình là sản xuất nhiều hơn. Hãy dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu”.

Trong lúc này, một hướng đi được nhiều nước tính tới, đó là mua bản quyền vắc xin. Thái Lan từ tháng sau sẽ có vaccine AstraZeneca tự sản xuất trong nước sau khi được chuyển giao công nghệ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các bang kêu gọi Thủ tướng Ấn Độ ngừng xuất khẩu vắc xin