Những kẻ buôn người, nhiều người trong số họ có liên hệ với Hội Tam Hoàng nổi tiếng, chủ yếu nhắm mục tiêu vào giới trẻ châu Á qua mạng xã hội, hứa hẹn cho họ những công việc được trả lương cao và nơi ở tại các quốc gia như Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Lào.
Theo tờ Khmer Times, khi đến nơi, họ bị lấy hộ chiếu và bán cho các tổ chức khác nhau, đưa vào làm việc trong các cơ sở tham gia vào các vụ lừa đảo qua ĐTDĐ hoặc trang web bất hợp pháp.
Các nhà chức trách đã báo cáo rằng hàng trăm người Đài Loan nằm trong số vô số những người đang bị giam giữ trái ý muốn và bị các tổ chức buôn người ở Đông Nam Á đưa vào các mạng lưới lừa đảo viễn thông.
Các nhà chức trách ở Đài Loan tuyên bố rằng hơn 5.000 công dân của họ đã đến Campuchia và không bao giờ quay trở lại. Cảnh sát nói rằng đã xác định được ít nhất 370 người trong số họ bị giam giữ trái với ý muốn, song số nạn nhân có khả năng nhiều hơn nữa.
Ít nhất 46 người gần đây đã trở lại được Đài Loan. Một số người trong đó cho rằng bị ép buộc phải ký hợp đồng, trong khi những người khác nói bị lạm dụng, cưỡng hiếp, từ chối cho ăn, nước uống và thường xuyên bị đe dọa.
Yu Tang, người phụ nữ trẻ Đài Loan yêu cầu không nêu họ của cô, khai rằng một phụ nữ Đài Loan đã định vị cô trong một nhóm dành cho những người tìm việc và liên lạc với cô qua Facebook vào tháng 4. Cô được đề nghị nhận một công việc trong các trung tâm hỗ trợ hoặc gọi điện cho các doanh nghiệp kinh doanh sòng bạc và game trực tuyến.
“Tôi không tin họ nhưng sau đó chúng tôi đã gặp nhau ở nơi công cộng”, Yu Tang nói. Người đó có vẻ "bình thường", Yu Tang cho hay.
Cô đồng ý nhận công việc này và gặp nhiều người khác nhau tại sân bay cùng một số người khác cũng đang tìm việc.
Tiếp đó, họ gặp những người “tự nhận là phía công ty môi giới du lịch nhưng trông giống côn đồ” tại sân bay Phnom Penh (Campuchia). Các nhân viên đã lấy hộ chiếu của các nhóm và tuyên bố rằng cần chúng để thu xếp thẻ sim, nhưng không bao giờ trả lại.
Yu Tang khai rằng sau khi các nạn nhân được chuyển đến thành phố Sihanoukville (Campuchia) và nói rằng họ sẽ phải tham gia vào hoạt động lừa đảo qua điện thoại. Tất cả cuộc nói chuyện với những kẻ buôn người sẽ bị xóa khỏi điện thoại của họ.
Ngoài ra, họ cũng bị cảnh báo rằng nếu muốn được trả tự do thì cần tìm thêm những người mới và phải trả 17.000 USD. Yu Tang khai rằng một người đàn ông phàn nàn đã bị hạ gục và gây sốc bằng một khẩu súng điện. Yu Tang tuyên bố rằng người đàn ông vẫn mất tích.
Yu Tang tuyên bố rằng may mắn có được một chiếc sim và ngay lập tức bắt đầu tìm hiểu tổ chức buôn người. Yu Tang đã phát hiện ra thông tin văn phòng của một chính trị gia địa phương và liên hệ với họ qua Facebook, tờ Guardian đưa tin.
Cảnh sát và quân đội đến đón cô vào ngày hôm sau. Yu Tang tuyên bố đã từ chối khi ông chủ đề nghị trả tiền để "coi như không có chuyện gì xảy ra". Sau đó, cô đã trở lại Đài Loan.
Yu Tang khai rằng đã chứng kiến ít nhất 50 người Đài Loan khác bị giam giữ tại cùng văn phòng nơi cô bị đưa đi và khu vực lân cận có nhiều công trình kiến trúc tương tự. Điều đó làm cô cho rằng có nhiều người Đài Loan vẫn bị mắc kẹt ở Campuchia hơn chính quyền đã báo cáo.
Yu Tang tuyên bố rằng nhiều người đã được yêu cầu ký các tài liệu sẽ được trình cho bất kỳ cơ quan chức năng địa phương nào hỏi về tình trạng của họ và khi thời gian giam giữ tăng lên, mọi người càng ngại lên tiếng.
Yu Tang nói rằng hiện đã trở lại Đài Loan, liên tục được người thân của các nạn nhân liên lạc để nhờ cô giúp đỡ họ trốn thoát. Cảnh sát đang tìm kiếm thông tin từ cô. Yu Tang khai rằng cho đến nay, cô đã hỗ trợ 8 người quay trở lại Đài Loan.
Liên quan đến đường dây buôn người, cảnh sát Đài Loan tuyên bố đã bắt giữ ít nhất 67 người, trong đó có 16 người hôm 22.8 bị cáo buộc có quan hệ với các băng nhóm địa phương.
Sar Kheng, Bộ trưởng Nội vụ Campuchia, hôm 18.8 thông báo rằng bộ của ông sẽ tiến hành cuộc điều tra trên toàn quốc về tình trạng người nước ngoài làm việc hoặc cư trú tại các khách sạn, nhà cho thuê và sòng bạc.
Campuchia mở chiến dịch truy quét tội phạm buôn người
Bộ Nội vụ Campuchia đã mở chiến dịch rà soát người nước ngoài trên toàn quốc và đẩy mạnh hỗ trợ các nạn nhân của hoạt động buôn người.
Ngày 21.8, người phát ngôn chính quyền tỉnh Sihanoukville Kheang Phearum cho biết nhà chức trách đang tăng cường các biện pháp tuần tra, kiểm soát để đối phó với tình trạng buôn người và những băng nhóm tội phạm lừa gạt người nước ngoài tới Campuchia lao động trái phép.
Ông Kheang Phearum khẳng định chính quyền sẽ nỗ lực hết sức để điều tra, truy tìm thủ phạm và trừng trị theo quy định.
Tại cuộc họp của Ủy ban quốc gia về chống buôn người Campuchia mới đây, Bộ trưởng Nội vụ kiêm Phó Thủ tướng Campuchia Sar Kheng cho biết Campuchia đang rà soát trên quy mô toàn quốc đối với tất cả người nước ngoài đang sinh sống tại Campuchia, ngoại trừ các nhân viên đại sứ quán.
Trong hoạt động này, chính quyền sẽ chú trọng tìm kiếm người nước ngoài là nạn nhân của những kẻ buôn người.
Nhà chức trách Campuchia đã lập đường dây nóng bằng tiếng Khmer, tiếng Trung Quốc và tiếng Anh để các nạn nhân trình báo, đồng thời cam kết sẽ giúp đỡ, giải cứu các nạn nhân bất kể quốc tịch.
Đây là một phần trong chiến dịch truy quét tội phạm buôn người được giới chức Campuchia phát động.
Tại tỉnh Kandal và Sihanoukville, cảnh sát đã bắt đầu kiểm tra tình trạng người nước ngoài cư trú hoặc làm việc tại các khách sạn, bất động sản cho thuê và sòng bạc.
Một số nghi phạm với cáo buộc tổ chức buôn người đã bị bắt, nhiều nạn nhân cũng được đưa vào diện bảo vệ.
Bộ trưởng Nội vụ Campuchia - Sar Kheng cho biết một số người nước ngoài nói với cảnh sát họ bị thu hút bởi những công việc được mô tả là hợp pháp với thù lao hấp dẫn tại Campuchia. Tuy nhiên, sau khi đến Campuchia, họ bị ép làm các công việc bất hợp pháp, "không đúng như những gì họ đã đồng ý".