Hiện nay người lao động trong các doanh nghiệp đang phát sinh khá nhiều bệnh nghề nghiệp, trong đó bệnh viêm phổi, viêm phế quản mạn tính, nhiễm độc, điếc, bệnh về da… Nguyên nhân là các doanh nghiệp đang gần như bỏ rơi sức khỏe của họ.

Các doanh nghiệp đang bỏ rơi sức khỏe người lao động

Một Thế Giới | 20/01/2016, 16:30

Hiện nay người lao động trong các doanh nghiệp đang phát sinh khá nhiều bệnh nghề nghiệp, trong đó bệnh viêm phổi, viêm phế quản mạn tính, nhiễm độc, điếc, bệnh về da… Nguyên nhân là các doanh nghiệp đang gần như bỏ rơi sức khỏe của họ.

TS.BS Huỳnh Tân Tiến - Giám đốc Trung tâm Bảo vệ sức khỏe Lao động và Môi trường (Sở Y tế TP.HCM) đã có buổi chia sẻ về thực trạng công tác chăm lo sức khỏe của các doanh nghiệp đối với người lao động, tại Hội nghị tổng kết công tác vệ sinh lao động – Y tế học đường năm 2015 hôm 20.1.
Theo ông Tiến, hiện nay không ít các doanh nghiệp có môi trường làm việc không đảm bảo, nếu không muốn nói là ô nhiễm và không đạt tiêu chuẩn môi trường làm việc cho phép. Do đó, người lao động đang phải chịu một tác động lớn về sức khỏe, nguy cơ mắc các bệnh nghề nghiệp rất cao
Ông Tiến cho hay, trong năm 2015 đơn vị của ông đã kiểm tra môi trường lao động tại 1.424 cơ sở gồm: công ty, xí nghiệp trực thuộc nhà nước, các công ty liên doanh liên kết với nước ngoài, hợp tác xã, công ty cổ phần, tư nhân… và phát hiện nhiều đơn vị có các yếu tố môi trường không đảm bảo theo quy định.
Cụ thể các yếu tố môi trường lao động có tỷ lệ mẫu vượt tiêu chuẩn cho phép như: điện từ trường 4,7%; hơi khí độc 5,3%; nhiệt độ 14%; tiếng ồn 13%; ánh sáng 22%....
Tuy nhiên điều đáng nói là có rất ít các doanh nghiệp quan tâm chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Hiện chỉ có 21% các doanh nghiệp có yếu tố nguy cơ thực hiện khám chữa bệnh, nhưng cũng chỉ thực hiện khám, chữa bệnh cho khoảng 90% người lao động.
Chính vì vậy mà người lao động có sức khỏe từ loại kém đến rất kém trong các doanh nghiệp chiếm một tỷ lệ khá cao. Số người lao động có sức khỏe kém và rất kém chiếm đến 27%, trong đó sức khỏe rất kém chiếm 4,2%.
“Hiện nay người lao động trong các doanh nghiệp đang phát sinh khá nhiều bệnh nghề nghiệp, trong đó bệnh viêm phổi, viêm phế quản mạn tính, nhiễm độc, điếc, bệnh về da… lên tới gần 65%. Điều này là do các doanh nghiệp đang gần như bỏ rơi sức khỏe của  người lao động”, ông Tiến chia sẻ.
Theo phân tích của ông Tiến, việc các doanh nghiệp bỏ rơi sức khỏe người lao động, ngoài việc các doanh nghiệp thiếu trách nhiệm thì công tác quản lý nhà nước còn lỏng lẻo; chính sách cho cán bộ y tế hệ dự phòng chưa phù hợp, mức thu nhập thấp nên không thu hút được nhân lực dẫn tới thiếu bác sĩ chuyên khoa về vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp và khám sức khỏe định kỳ cho người lao động.
Hồ Quang

Bài liên quan
Dự án chính quyền số TP.Hải Phòng: Gia tăng sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp
UBND TP.Hải Phòng vừa khai trương Dự án Chính quyền số TP.Hải Phòng - một trong những dự án quan trọng trong phát triển kinh tế số, xã hội số.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các doanh nghiệp đang bỏ rơi sức khỏe người lao động