Có một hiện tượng rất phổ biến là các mối quan hệ đối kháng trong thế giới tự nhiên kích thích nhịp độ tiến hóa. Chẳng hạn, vi khuẩn phải thay đổi gấp để tạo ra sự kháng thuốc. Trước đây, các nhà khoa học cho rằng quan hệ cộng sinh khi 2 loài cùng hưởng lợi từ nhau giúp ổn định hóa hệ gen vì các loài đó không cần phải thay đổi nữa. Nhưng một công trình nghiên cứu đã chứng tỏ rằng quan hệ cộng sinh cũng dẫn đến những biến đổi trong hệ gen.

Các loài cộng sinh cùng tiến hóa nhanh để duy trì sự hợp tác

Vũ Trung Hương | 31/08/2016, 18:40

Có một hiện tượng rất phổ biến là các mối quan hệ đối kháng trong thế giới tự nhiên kích thích nhịp độ tiến hóa. Chẳng hạn, vi khuẩn phải thay đổi gấp để tạo ra sự kháng thuốc. Trước đây, các nhà khoa học cho rằng quan hệ cộng sinh khi 2 loài cùng hưởng lợi từ nhau giúp ổn định hóa hệ gen vì các loài đó không cần phải thay đổi nữa. Nhưng một công trình nghiên cứu đã chứng tỏ rằng quan hệ cộng sinh cũng dẫn đến những biến đổi trong hệ gen.

Theo tạp chí Nature Communications, nhà sinh học tiến hóa Corrie Moreau ở Viện bảo tàng lịch sử tự nhiên mang tên Field ở Chicago (Mỹ) và nghiên cứu sinh Benjamin Rubin đã sắp xếp được hệ gen của 7 loài kiến Pseudomyrmex. 3 loài trong số đó sống sót nhờ cộng sinh với các loài cây keo, cây Fallopia japonicavà cây Tachigali. Chẳng hạn, cây keo tiết ra mật ngọt để nuôi kiến Pseudomyrmex flavicornis và thậm chí mọc ra các gai rỗng để kiến làm tổ. Đáp lại, kiến lại bảo vệ cây keo khỏi các loài động vật ăn cỏ. Còn 4 loài kiến khác không cộng sinh với thực vật, trong đó 3 loài gần gũi với kiến myrmecophilous, 1 loài tiến hóa xa hơn cả.

Các nhà khoa học đã tiến hành so sánh hệ gen của kiến cộng sinh cùng thực vật với các loài kiến có họ hàng gần và xa để xác định tốc độ tiến hóa của chúng. Họ từng nghi ngờ rằng tốc độ tiến hóa của kiếnchậm lại do cộng sinh với thực vậtnhưng kết quả thì ngược lại. Hệ gen của các loài kiến cộng sinh phát triển nhanh hơn các loài cùng họ hàng. Hơn nữa, các nhà khoa học đã phát hiện thấyở 3 loài kiến sống cộng sinh với thực vật đều có những thay đổi ở những gen quyết định cách xử thế của chúng. Nhà sinh học tiến hóa Corrie Moreau giải thích rằng những thay đổi đó là cần thiết để kiến và cây tiếp tục cộng sinh bất chấp những thay đổi diễn ra trong môi trường.

Nhà sinh học Jacobus Boosma ởĐại học Copenhagen, Đan Mạch, cũng thu được kết quả tương tự khi nghiên cứu sự tiến hóa hệ gen ở loài kiến nuôi nấm ăn được tại tổ. Nhà sinh học cũng xác định được rằng những loài cộng sinh với nấm có hệ gen phát triển nhanh hơn. Trong khi đó, nhà nghiên cứu François Lutzoni ở Đại hoc Duke cũng phát hiện ra một hiện tượng tương tự ở loài địa y vốn gồm những sinh vật cộng sinh là nấm và tảo.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các loài cộng sinh cùng tiến hóa nhanh để duy trì sự hợp tác