Trả lời phỏng vấn của báo điện tử Một Thế Giới về phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực, bà Bonnie S.Glaser, chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế của Mỹ (CSIS), cho rằng các nước cần làm cho Trung Quốc tự thấy sẽ lãnh hậu quả về hành động của mình.

Các nước cần làm cho Trung Quốc tự thấy sẽ lãnh hậu quả khi đi ngược lại quốc tế

Tuấn Anh | 13/07/2016, 05:06

Trả lời phỏng vấn của báo điện tử Một Thế Giới về phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực, bà Bonnie S.Glaser, chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế của Mỹ (CSIS), cho rằng các nước cần làm cho Trung Quốc tự thấy sẽ lãnh hậu quả về hành động của mình.

- Thưa bà, phán quyết của Tòa Trọng tài thường trựcsẽ ảnh hưởng thế nào đối với tình hình khu vực châu Á-Thái Bình Dương?

- Bà Bonnie S.Glaser: Trong một thời gian ngắn, có thể căng thẳng sẽ gia tăng. Tuy nhiên, phán quyết của Tòa Trọng tài thường trựcsẽ mở ra những khả năng mới trong việc giải quyết tranh chấp trong khu vực, nếu cơ hội này được các bên tận dụng. Việc này tùy thuộc nhiều vào mối quan hệ Trung Quốc-Philippines trong tương lai.

- Trung Quốctừng tuyên bố phán quyết của Tòa Trọngtài thường trựcchỉ là "mộtmảnh giấy”. Trong trường hợp phán quyết này bịTrung Quốcphớt lờ, điềugì sẽ xảy ra?

- Bà Bonnie S.Glaser:Trung Quốcsẽ phải chịu nhiều áp lực từ dư luận quốc tế, tuy nhiên bản thân những áp lực này cũng sẽ không đủ để Trung Quốcthay đổi thái độ (về Biển Đông).

- Phán quyết của Tòa Trọng tài thường trựccó mang tính chất ràng buộc không, thưa bà?

- Bà Bonnie S.Glaser:Phán quyết của tòa mang tính chất ràng buộc đối với Philippines lẫn Trung Quốc. Quá trình kiện tụng không có gì là sai. Việc Trung Quốctrước đây tuyên bố không chấp nhận bất kỳ biện pháp giải quyết tranh chấp nào theo quy định tại điều 298 của Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS) không được áp dụng trong trường hợp này.

- Làm thế nào để bảo đảm các bên thi hành phán quyết trọng tài?

- Bà Bonnie S.Glaser:Hiện không có cơ chế cụ thể nào để thực thi phán quyết của Tòa Trọng tàithường trựcThe Hague.

- Ngoài Tòa Trọng tài thường trực, còn có cơ quan nào của LHQ đứng ra can thiệp vào việc thi hành phán quyết trọng tàihay không?

- Bà Bonnie S.Glaser:Không có bộ phận nào khác của LHQ tham gia vào việc thực thi phán quyết trọng tài, ngoài dư luận quốc tế. ASEAN vẫn sẽ phải tiếp tục gây sức ép với Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh đang làm hết sức có thể để chia rẽ cộng đồng này và vẫn đang tiếp tục gặt hái được thành công.

- Mỹ sẽ phản ứng thế nào sau phán quyết trọng tài? Liệu Mỹ cógia tăng sựhiện diện quân sự trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương hay không?

- Bà Bonnie S.Glaser: Hiện nay, Mỹ đã có sự hiện diện quân sự đáng kể trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Năm 2015, hải quân Mỹ đã thực hiện tổng cộng 700 ngày tuần tra trên biển, trung bình có hai tàu tuần hành trên Biển Đông mỗi ngày. Năm nay, con số này còn cao hơn. Những đợt tập huấn quân sự được thực hiện đơn phương, song phương và đa phương, cũng như các chuyến tuần tra tự do hàng hải (FONOP) vẫn được tiếp tục

Tuy nhiên, một mình Mỹ không đủ khả năng để ảnh hưởng lên cácquyết định của Trung Quốc.Cácnước láng giềng của Trung Quốcđóng vai trò quan trọng hơn trong việc này. Cácnước này có nhiệm vụ làmcho Trung Quốcthấy rằng họ sẽ không dung túng cho những hành vi đi ngược lại với luật phápquốc tế. Trung Quốcsẽ phải lãnh hậu quả cho những hành động của mình, vềmặt ngoại giao cũng như kinh tế.

- BáoSouth China Morning Postcủa Hồng Kông từng viếtđối với Trung Quốc, những yếu tố như lịch sử, địa lý và luật pháp trong tranh chấp chủ quyềnlãnh thổ (như đang xảy ra tại Biển Đông)trên thực tế không có nhiều ý nghĩa, mà chỉ có sức mạnh quân sự mới giành được phần thắng. Như vậy, có hay không khả năng xảy ra xung đột quân sự trong khu vực sau khi Tòa Trọng tài thường trực công bốphán quyếtủng hộ Philippines?

-Bà Bonnie S.Glaser:Ít có khả năng xảy ra xung đột quân sự, nhưng có thể sẽ xảy ramột số "vụ tai nạn”. Hiện nay chưa có nước nào muốn xảy ra xung đột vũ trang và việc này cũng sẽ không đem lại lợi ích cho bất kỳ bên nào.

Chuyên giaBonnie S.Glaser

BàBonnie S.Glaser là cố vấn cấp cao về châu Á, Giám đốc dự án nghiên cứu Quyền lực Trung Quốc (China Power Project) tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) của Mỹ. Bàhiện là thành viên Ủy ban Mỹ tại Hội đồng Hợp tác an ninh châu Á-Thái Bình Dương (CSCAP),thành viên Hội đồng Quan hệ đối ngoại (Mỹ) và Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (Anh).

Bà cũng là thành viên không thường trực của Viện Nghiên cứu chính sách quốc tế Lowy tại Sydney (Úc),cộng tác viên cấp cao của Diễn đàn CSIS Thái Bình Dương và cố vấn cho chính phủ Mỹ về Đông Á.

Từ 2008-2015, bà là cố vấn cấp cao tại nhóm nghiên cứu Freeman Chair in China. Từ 2003-2008, bà là cộng tác viên cấp cao của Chương trình An ninh quốc tế tại CSIS. Trước khi tham gia CSIS, bà từng làm cố vấn cho nhiều cơ quan khác nhau trong chính phủ Mỹ, trong đó cóBộ Quốc phòng và BộNgoại giao.

Bà đã viết nhiều nghiên cứu về các chính sách đối ngoại của Trung Quốctrong các mối quan hệ như Mỹ-Trung, quân sự Mỹ-Trung, Đài-Trung, giữa Trung Quốcvới Nhật và Hàn Quốc, hay quan điểm của Trung Quốcvề phòng thủtên lửa và an ninh đa phương tại châu Á.

Cácnghiên cứu của bà đã được xuất bản trong các ấn phẩm như Washington Quarterly, China Quarterly, Asian Survey, International Security, Far Eastern Economic Review, Korean Journal of Defense Analysis, New York Times,International Heral Tribune cũng như nhiều ấn phẩm về an ninh châu Á.

Tuấn Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào
Với mục tiêu không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan chủ động đánh giá, dự báo sát tình hình; xây dựng các phương án, kể cả phương án xấu nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các nước cần làm cho Trung Quốc tự thấy sẽ lãnh hậu quả khi đi ngược lại quốc tế