Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry rằng quá trình tố tụng của Tòa Trọng tài thường trực The Hague (PCA) là "một trò hề", theo The Washington Post.

Trung Quốc vẫn ngang ngược trước giờ Tòa Trọng tài tuyên án

Hà Ngọc Bách | 12/07/2016, 16:12

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry rằng quá trình tố tụng của Tòa Trọng tài thường trực The Hague (PCA) là "một trò hề", theo The Washington Post.

Cho đến những giờ cuối cùng trước khi PCA ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện "đường 9 đoạn" của Philippines chống lại Trung Quốc, nhà cầm quyềnBắc Kinh vẫn tỏ ra ngang ngược.Trung Quốc đã nhiều lần nói rõ là họ sẽ không chấp nhận, công nhận và cũng không tuân theo phán quyết của TòaTrọng tài về vấn đề Biển Đông, tuyến hàng hải nhộn nhịp hàng đầu thế giới.

Tòa Trọng tài sẽ không giải quyết các tranh chấp về chủ quyền trên tuyến hàng hải trên Biển Đông. Nhưng phán quyết của TòaTrọng tài sẽ giúp cả thế giới biết được phản ứng của các quốc gia liên quan đến vụ kiện, đặc biệt là phản ứng của Trung Quốc.

Phán quyết của PCA sẽ làm rõ chuyện căng thẳng trên Biển Đông sẽ gia tăng hay yên tĩnh hơn trong thời gian tới. Philippines kiện Trung Quốc ra PCA vào năm 2013, sau khi hải quân Trung Quốc chiếm bãi cạn Hoàng Nham vào năm 2012, bãi cạn nằm giữa những ngư trường lớn ngoài khơi đảo Luzon của Philippines.

Trong những điểm mà Philippines kiện Trung Quốc, Manila muốn tòa án của Liên Hợp Quốc ra phán quyết về "đường 9 đoạn" mà Trung Quốc dùng để tuyên bố chủ quyền với toàn bộ Biển Đông là phi pháp.

Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới đang kêu gọi Trung Quốc phải tôn trọng quyết định của PCA và vấn đề này đã trở thành một thử nghiệm quan trọng đối với khả năng duy trì vai trò chủ đạo của Mỹ trong cấu trúc an ninh tại châu Á, trước sức mạnh đang lên của Trung Quốc.

Bắc Kinh đã từ chối tham gia vào quá trình tố tụng của PCA, thay vào đó họ đưa ra một chiến dịch tuyên truyền trên toàn cầu để "chứng minh mình là nạn nhân" của tòa. Thậm chí vào tuần trước,Ngoại trưởng Vương Nghị cònnói với Ngoại trưởng John Kerrylà quá trình tố tụng của PCA là "một trò hề".

Ông Vương cũng nhắc người đồng nhiệm của mình là "ông sẽ phải rất ảo tưởng" mới nghĩ rằng Trung Quốc sẽ cúi đầu chấp nhận phán quyết của PCA chỉ vì các áp lực ngoại giao.

"Phán quyết này dự tính sẽ làm gia tăng những cuộc đấu khẩu", Yanmei Xie và Tim Johnston, hai chuyên gia của Tổ chức Khủng hoảng quốc tế đã dự đoán về những hành động của Bắc Kinh và Washington sau khi phán quyết của PCA được đăng tải. Ngoài ra, theo hai chuyên gia đối ngoại này thìcăng thẳng trên Biển Đông cũng có thể sẽ dẫn đến đụng độ quân sự.

Lợi ích kinh tế trên Biển Đông là quá rõ ràng, 5.000 tỉ hàng hóa đi qua vùng biển này một năm, tương đương với 1/3 tổng thương mại toàn cầu mỗi năm. Chưa hết, giá trị hải sản tại Biển Đông được ước tính lên tới 12% tổng sản lượng toàn cầu và hàng tỉ thùng dầu, khí đốt được cho là nằm dưới đáy biển.

Tuy nhiên, Biển Đông cũng là vùng biển có nhiều tranh chấp nhất thế giới với chính thức 6 nước và vùng lãnh thổ tham gia gồm Brunei, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Đài Loan, dù các yêu sách của mỗi nước và vùng lãnh thổ là khác nhau.

Nhưngkhông có nước nào đưa ra yêu sách lãnh thổ rộng lớn và vô lý như Trung Quốc khi nước này tuyên bố toàn bộ diện tích Biển Đông là của mình."Đường 9 đoạn" của Trung Quốc mới chỉ xuất hiện lần đầu trong một tờ bản đồ của nước này vào năm 1947, với những vạch ngang vòng qua phần lớn diện tích Biển Đông.

Bắc Kinh nói rằng tuyên bố chủ quyền của họ đã có "niên đại lên tới hàng trăm năm và không thể chối cãi". Trong 2 năm qua Bắc Kinh đã cải tạo, xây dựng hàng loạt đảo nhân tạo phi pháp trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.

Philippines yêu cầu PCA bác bỏ không công nhận các đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc là hòn đảo, theo định nghĩa của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) được thông qua vào năm 1982.

Theo UNCLOS, chỉ có các đảo tự nhiên, có thể duy trì sự sống của con người mới có thể duy trì một vùng lãnh hải rộng 12 hải lý quanh đảo và một vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng 200 hải lý. Bất kỳ phán quyết nào có lợi cho Manila cũng sẽ làm suy yếu các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc xung quanh các đảo nhân tạo phi pháp mà họ đang xây dựng.

Philippines cũng yêu cầu PCA tuyên bố Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng UNCLOS khi ngăn cản ngư dân nước này đánh bắt cá trong vùng EEZ của họ và tuyên bốTrung Quốc đang phá hoại môi trường biển bằng cách xây dựng đảo nhân tạo phi pháp.

Đáp lại, Trung Quốc luôn tuyên bố rằng PCA không có thẩm quyền để xử vụ kiện của Philippines và tuyên bố Manila đã "lạm dụng" quyền hạn của mình.

Tại Washington vào tuần trước, ông Đới Bỉnh Quốc, một cựu quan chức cấp cao của Trung Quốc còn chế diễu phán quyết của PCA là "không có gì hơn một tờ giấy lộn", một điệp khúc thường xuyên được truyền thông Trung Quốc đăng tải trước đây. Trung Quốc còn tố Philippines "lật lọng" khi trước đây từng đồng ý đàm phán giải quyết tranh chấp song phương.

Thiên Hà (theo The Washington Post)
Bài liên quan
Chuyên gia tự tin Trung Quốc có thể vượt Mỹ trở thành nước đầu tiên lấy mẫu từ sao Hỏa về Trái đất
Wu Weiren, nhà thiết kế chính của Chinese Lunar Exploration Programme (Chương trình Thám hiểm Mặt trăng Trung Quốc), dự đoán nước này có thể đánh bại Mỹ trong cuộc đua đưa đá từ sao Hỏa về Trái đất. Đây là gợi ý đầu tiên như vậy từ các cơ quan vũ trụ của Trung Quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 3: Đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu đều ghi điểm tốt
Trên các lĩnh vực quan trọng như xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển, tài chính - ngân hàng - chứng khoán, tiêu dùng, thu chi ngân sách đều có sự cải thiện, thay đổi theo hướng tích cực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc vẫn ngang ngược trước giờ Tòa Trọng tài tuyên án