Theo báo cáo về kết quả hoạt động KH&CN của các tỉnh, thành phố vùng ĐBSH giai đoạn 2015–2017, các tỉnh trong vùng đã được hỗ trợ từ ngân sách Trung ương để triển khai thực hiện 23 đề tài, dự án KH&CN cấp nhà nước. Tổng kinh phí sự nghiệp khoa học Trung ương hỗ trợ là 196,2 tỉ đồng; hỗ trợ của các địa phương và vốn đối ứng của doanh nghiệp là 21,6 tỉ đồng.

Các tỉnh ĐBSH được hỗ trợ từ ngân sách TƯ hơn 195 tỉ đồng cho các dự án KH&CN

Thu Anh | 22/04/2017, 20:10

Theo báo cáo về kết quả hoạt động KH&CN của các tỉnh, thành phố vùng ĐBSH giai đoạn 2015–2017, các tỉnh trong vùng đã được hỗ trợ từ ngân sách Trung ương để triển khai thực hiện 23 đề tài, dự án KH&CN cấp nhà nước. Tổng kinh phí sự nghiệp khoa học Trung ương hỗ trợ là 196,2 tỉ đồng; hỗ trợ của các địa phương và vốn đối ứng của doanh nghiệp là 21,6 tỉ đồng.

Theo báo cáo về kết quả hoạt động KH&CN của các tỉnh, thành phố vùng ĐBSH giai đoạn 2015 -2017 tại Hội nghị giao ban KH&CN các tỉnh, thành phốvùng ĐBSHlần thứ XI, các tỉnh ĐBSH đã thẩm định 577 dự án đầu tư, 28 hợp đồng chuyển giao công nghệ. Qua đó, góp phần lựa chọn những công nghệ tiên tiến và hiệu quả, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Theo ông Trần Văn Quang - Phó vụ trưởng Vụ Phát triển KH&CN địa phương, trong thời gian tới, các tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu ứng dụng, nhất là trong phát triển nông nghiệp an toàn, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, chú trọng áp dụng tiêu chuẩn GAP, GACP trong sản xuất nông nghiệp.

Về việc áp dụng KH&CN với phát triển sản xuất nông nghiệp an toàn theo chuỗi giá trị, Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc cho rằng trải qua hơn 30 năm mở cửa, ngành nông nghiệp Việt Nam đã có nhiều thay đổi, sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam đã có mặt tại nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp của Việt Nam đang chững lại trong 3 - 4 năm trở lại đây, điều này cho thấy muốn phát triển đểtăng giá trị, Việt Nam cần phải ứng dụng KH&CN vào canh tác và sản xuất, giảm tổn thất sau thu hoạch,đồng thời hướng tới thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp an toàn theo chuỗi giá trị.

Theo Thứtrưởng Phạm Công Tạc, muốn phát triển sản xuất nông nghiệp an toàn theo chuỗi giá trị, cần thiết phải có sự liên kết chặt chẽ giữa nhàquản lý, nhà khoa học, nhà nông, doanh nghiệp và nhà băng...Với 70% dân số tập trung ở nông thôn và làm nông nghiệp, việc ứng dụng KH&CNđểthúc đẩy phát triển sản phẩm, tăng năng suất vẫn còn nhiều tiềm năng rộng lớn.

Được biết, vùngĐBSHlà vùng có tiềm năng, lợi thế lớn trong phát triển kinh tế, sản xuất nông nghiệp với những vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa như vùng trồng lúa chất lượng cao, vùng trồng rau, hoa ở Mê Linh, Tây Tựu… Đặc biệt, nhiều loại nông sản đã xây dựng được thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh.

Tuy nhiên, để thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển, cần tạo cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp cũng như thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp. Việc liên kết, hợp tác giữa các bên (nhà khoa học, nhà nông, nhà đầu tư…) cũng là yếu tố cần được quan tâm.

Nói về điều này, ông Quang cho rằng cần ưu tiên xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ KH&CN liên kết có tính chất liên tỉnh, liên vùng, liên ngành để cùng phát triển các sản phẩm chủ lực, lợi thế của vùng theo chuỗi giá trị. Cùng với đó, tiếp tục phát triển đội ngũ nhân lực KH&CN chất lượng cao cho các tổ chức KH&CN cũng như cho doanh nghiệp kết hợp với thu hút, trọng dụng nhân tài trong lĩnh vực KH&CN.

Thu Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
8 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các tỉnh ĐBSH được hỗ trợ từ ngân sách TƯ hơn 195 tỉ đồng cho các dự án KH&CN