Đó là nhận định của nhà báo Trần Đăng Tuấn về lý do kêu gọi tẩy chay tòa nhà bê tông 7 tầng được xây dựng trên đèo Mã Pì Lèng, một trong những điểm quan sát toàn cảnh vào loại đẹp nhất Việt Nam.

'Các tòa nhà băm nát, phá tầm nhìn đèo Mã Pì Lèng, chỉ đem đến công việc cho vài người'

Phạm Hồng Quân | 04/10/2019, 13:40

Đó là nhận định của nhà báo Trần Đăng Tuấn về lý do kêu gọi tẩy chay tòa nhà bê tông 7 tầng được xây dựng trên đèo Mã Pì Lèng, một trong những điểm quan sát toàn cảnh vào loại đẹp nhất Việt Nam.

Xem thêm:Bị nhắc nợ, dọa giết dù không vay tiền, thanh niên xăm trổ tới FE Credit đòi gặp giang hồ

Người đánh thanh niên tranh cãi với CSGT Hưng Yên: 'Miếng cơm manh áo của bố mày'

Vừa về làm dâu chủ nhà nghỉ, nữ sinh xinh như hoa bị phát hiện môi giới mại dâm

Clip bà che cho ông tè bậy nơi thang máy chung cư ở TP.HCM, người thứ 3 vội bỏ đi

Phó chủ tịch xã Long Bình trộm nhiều quần lót của mỹ nữ: Bệnh hoạn hay loạn dục?

Đỉnh Mã Pì Lèng (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) từ lâu đã được đánh giá là một trong những điểm quan sát toàn cảnh vào loại đẹp nhất Việt Nam. Cùng với Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn và hẻm vực sông Nho Quế, nơi đây là di sản đặc sắc về địa chất và cảnh quan.

Được mệnh danh là Tứ đại đỉnh đèo tại vùng núi phía Bắc Việt Nam cùng với Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin, Mã Pì Lèng có cảnh thiên nhiên hùng vĩ, với một bên là núi đá gai góc trùng điệp, phía dưới là dòng sông Nho Quế xanh mướt, mềm mại như thể một bức tranh thủy mặc.

Mã Pì Lèng là một trong Tứ đại đỉnh đèotại vùng núi phía Bắc.

Hôm qua, nhà báo Trần Đăng Tuấđăng status kêu gọi tẩy chay tòa nhà bê tông 7 tầng (tên Mã Pì Lèng Panorama, chức năng tổng hợp nhà nghỉ, nhà hàng, cà phê) được xây dựng trên đèo Mã Pì Lèng. Theo nhà báo từng gửi tâm thư kêu gọi Hà Nội bảo vệ cây xanh và gắn bó với cuộc sống vùng cao bằng nhiều chương trình thiện nguyện, việc xây dựng tòa nhà đã phá hỏng cảnh quan tự nhiên, vẻ hoang sơ hùng vĩ của con đèo nổi tiếng.

"Bạn lên Mã Pì Lèng là để thấy nước mình có những nơi đẹp đến kỳ ảo, nhưng nếu bạn vào sử dụng dịch vụ của quán - khách sạn này, là góp một phần để đẩy cái ngày không còn cảnh quan Mã Pì Lèng để thưởng ngoạn đến gần hơn. Vì một cái kiếm được, rất nhanh thôi những cái khác sẽ mọc lên. Con cháu bạn sau này sẽ chỉ thấy những cái răng sâu bê tông lổn nhổn dọc bờ dốc hùng vĩ này", nhà báo Trần Đăng Tuấn chia sẻ.

Những tòa nhàlàm giảm sự hấp dẫn của Mã Pì Lèng, chỉ đem đến công việc cho vài người

Nhiều người đồng tình với quan điểm của nhà báo Trần Đăng Tuấn nên cùng nhaukêu gọi cùng nhau tẩy chay tòa nhà này. Dù vậy, vẫn có người cho rằng việc xây tòa nhà này cần thiết khách du lịch bị lỡ độ đường, tạo công ăn việc làm cho người nghèo, phát triển kinh tế ở đèo này.

Trước quan điểm như vậy, nhà báo Trần Đăng Tuấn vừa đăng status lý giải vì sao không nên xây dựng tòa nhà kiểu này trên đèo Mã Pì Lèng. Theo nhà báo Trần Đăng Tuấn, những cơ sở dịch vụ kiểu Panorama chỉ cho người dân bản địa vài suất lao công, dọn phòng. Nếu giữ gìn Mã Pì Lèng thì mới có hai trung tâm đô thị du lịch dịch vụ lớn nhanh với cơ hội cho cả vạn người trẻ ở rất nhiều ngành nghề, trong đó có những thế hệ trẻ ở các bản làng của Mã Pì Lèng.Các cơ sở kiểu Panorama làm giảm sự hấp dẫn của Mã Pì Lèng vì đèo này có tầm nhìn bao quát vô cùng lý tưởng và hoàn chỉnh, như một bức tranh không nên để mực rây vào. Những tòa nhà kiểu Panorama sẽ phá vỡ tầm nhìn quý báu ấy.

Nếu đi trên đường đèo một bên là vách, bên kia là nhà lổn nhổn che lấp sông Nho Quế bên dưới, Mã Pì Lèng chỉ là chỗ núi non đi ngang qua như bao chỗ khác. Một khi Mã Pì Lèng bị giảm sức lôi cuốn, Đồng Văn và Mèo Vạc sẽ bị mất mát rất nhiều”, ông Trần Đăng Tuấn nhận định.

TòanhàMã Pì Lèng Panorama được xây trái phép bên hông đèoMã Pì Lèng​.

Nội dung status của nhà Trần Đăng Tuấn như sau:

Tôi đưa ra ý kiến không ủng hộ mà tẩy chay việc xây quán và nhà nghỉ phá vỡ cảnh quan của đèo Mã Pì Lèng, báu vật thiên nhiên hàng đầu của Việt Nam thì có người đưa bình luận như sau:

- Quán xá cũng cần để phục vụ khách du lịch ăn nghỉ. Có người viết: "Lỡ độ đường, người đi du lịch ăn nghỉ ở đâu?"

- Những cơ sở quán xá đó tạo công ăn việc làm cho người dân nghèo ở Mã Pì Lèng.

- Khăng khăng giữ cảnh quan nguyên sơ thì làm sao phát triển được kinh tế ở vùng dân nghèo ở đèo này.

Tôi ưa lọc ra vấn đề để bàn luận chứ không sa vào lời qua tiếng lại. Cho dù lời lẽ thế nào nhưng những ý trên, tôi giả định là xuất phát từ quan tâm đến người nghèo bản địa và phát triển kinh tế. Tôi cho là đáng thảo luận nghiêm túc nên xin trao đổi về việc đó.

Mã Pì Lèng là đèo nằm trên khoảng cách 20 km, nối hai trung tâm phố thị Đồng Văn và Mèo Vạc. Hai thị trấn này, đặc biệt là Mèo Vạc, đang phát triển rất nhanh do có lượng lớn khách du lịch, mà Mã Pì Lèng chính là nam châm hút người ta đến. Người đi Mã Pì Lèng không phải lo lỡ độ đường. Không phải theo năm mà theo từng tháng, hai thị trấn này lại biến đổi do xuất hiện các cơ sở ăn nghỉ cho khách du lịch.

Với tốc độ phát triển hiện nay, Đồng Văn - Mèo Vạc đang rất mau chóng trở thành hai trung tâm du lịch và dịch vụ khác. Sẽ có việc làm cho cả vạn người, từ đơn giản đến phức tạp, trong mọi loại hình: Xây dựng, phục vụ nơi nghỉ, ẩm thực, văn hóa, sự kiện, hướng dẫn du lịch, bán hàng, sản xuất buôn bán sản vật địa phương... Chuỗi giá trị từ con đèo báu vật này rất phong phú mà ta chưa kể hết được. Cơ hội lớn và lâu dài cho con em từ các bản ở Mã Pì Lèng và các vùng xung quanh nữa. Cái quý là cơ hội đa ngành nghề và tiếp cận phát triển. Ngay chân đèo phía Mèo Vạc đang hình thành khu "Làng Mông", kiến trúc gần với truyền thống, thu hút dòng tiền của bất cứ ai muốn đầu tư. Mã Pì Lèng như cái đòn gánh mà hai bên thúng đựng hoa lợi là hai thị trấn Đồng Văn, Mèo Vạc.

Mặt khác, khách du lịch đến nhiều thì không cần rời bản vào hai thị trấn trên cũng có thể thu lợi. Có thể làm dịch vụ thuyền trên sông Nho Quế (hiện đang có), homestay ngay dưới các bản (như bản Lác Mai Châu).

Thế nhưng, những cơ hội trên chỉ lâu bền nếu Mã Pì Lèng giữ được sự hấp dẫn vốn có. Nếu nó bị băm nát bởi các cơ sở kiểu Panorama, mà chỉ cần xuất hiện chục cái nhà kiểu đó thôi, sự hấp dẫn của Mã Pì Lèng còn phân nửa thì cái mất rất nhiều. Lý do vì khác với nhiều con đèo khác cũng rất đẹp, Mã Pì Lèng có tầm nhìn bao quát vô cùng lý tưởng và hoàn chỉnh, như một bức tranh không nên để mực rây vào.

Những cái nhà kiểu Panorama khi xuất hiện sẽ phá vỡ tầm nhìn quý báu ấy. Nếu đi trên đường đèo một bên là vách, bên kia là nhà lổn nhổn che lấp Nho Quế bên dưới, Mã Pì Lèng chỉ là chỗ núi non đi ngang qua như bao chỗ khác.

Một khi Mã Pì Lèng bị giảm sức lôi cuốn, Đồng Văn và Mèo Vạc sẽ bị mất mát rất nhiều. Vì như tôi nói, với khoảng cách 20 km, người ta không thực sự mê cảnh đèo hoang sơ thì sẽ không có lý do gì lưu lại mà đi tiếp. Thiệt hại nhiều hơn là Mèo Vạc, bởi Đồng Văn còn nối với Lũng Cú và Nhà Vương nên khách sẽ lưu lại. Còn sang đến Mèo Vạc thì chưa có gì xung quanh để ở lại thăm thú, ngoài chính thị trấn Mèo Vạc.

Những cơ sở dịch vụ kiểu Panorama nếu có chỉ cho người dân bản địa vài suất lao công dọn phòng. Nếu giữ gìn Mã Pì Lèng thì mới có hai trung tâm đô thị du lịch dịch vụ lớn nhanh với cơ hội cho cả vạn người trẻ ở rất nhiều ngành nghề, trong đó có những thế hệ trẻ ở các bản làng của Mã Pì Lèng.

Nếu một cái Panorama được tồn tại, không lý gì lại không có hàng chục hàng trăm cái như thế mọc lên. Tin tôi đi, mất Mã Pì Lèng lộng lẫy như xưa nay, Mèo Vạc sẽ không có cơ phát triển như nhịp điệu hiện nay nữa.

Tôi không có tâm thế của kẻ qua đường, bảo phải để nguyên sơ cho tôi đã mắt nhìn còn kệ người ta ở đó sống nghèo. Tôi nhìn nhận việc giữ cảnh quan Mã Pì Lèng cả từ góc độ thay đổi cuộc sống các thế hệ bây giờ và sau này của người dân nơi đó. Với hiểu biết, cảm quan hạn hẹp của mình, tôi vẫn chắc tin rằng phải giữ cảnh quan Mã Pì Lèng thì mới giữ được cơ hội thay đổi cảnh sống của những người dân sống nơi đây. Tất nhiên còn cần giúp họ nắm bắt cơ hội đó.

Vì vậy, tôi phản đối việc chính quyền Hà Giang để xảy ra việc mọc lên công trình trái phép Panorama. Cần ngăn chuyện đó lại khi chưa muộn!

Công trình chưa được cấp phép xây dựng,Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch chưa đồng ý

Tòa nhà này được xây dựng ngay hẻm vực Tu Sản, hông đèo Mã Pì Lèngvới chiều cao 7 tầng đuổi nhau từ dưới lên mặt đường.

Theo báo Dân Việt, chủ đầu tư công trình trên là bà V.T.A (sinh năm 1962, địa chỉ thường trú tại TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang). Công trình được khởi công từ đầu năm 2018, đến năm 2019 chính thức hoạt động kinh doanh nhà nghỉ, nhà hàng.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên bà V.T.A do Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Hà Giang cấp ngày 31.5.2016 thuộc loại đất trồng cây hằng năm.

Ông Ma Quốc Trưởng - Phó Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc thừa nhận, công trình của bà V.T.A chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất, dự án đầu tư chưa được cấp Giấy chứng nhận đầu tư; công trình chưa được cấp phép xây dựng; chưa có văn bản thỏa thuận đồng ý của Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch. Đồng nghĩa với việc xây dựng tòa nhàtrên tại đỉnh Mã Pì Lèng là trái phép.

Theo báo cáo của Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Hà Giang ngày 11.7, công trình này có tên trên hồ sơ là điểm dừng chân ngắm toàn cảnh hẻm vực Tu Sản, Mã Pì Lèng.

Ông Nguyễn Cao Cường, Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc cho biết, đây là dự án đầu tư đầu tiên của tư nhân trên đèo Mã Pì Lèng sau nhiều nỗ lực kêu gọi đầu tư của huyện những năm qua.

Huyện Mèo Vạc đã có kế hoạch xin điều chỉnh quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng của đất này để cấp giấy phép xây dựng cho dự án theo đúng quy định.

Ông Nguyễn Cao Cường đã đề nghị điều chỉnh quy hoạch được các lãnh đạo tỉnh ủng hộ bởi tỉnh ủng hộ huyện kêu gọi thu hút đầu tư.

"Công trình này cho du khách có điểm ngắm hẻm vực sông Nho Quế. Huyện từ lâu đã muốn đầu tư điểm dừng chân này nhưng không có kinh phí nên khi tư nhân muốn làm, chúng tôi rất chào đón, không kịp giải quyết thủ tục hồ sơ", Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc nói thêm.

Về chuyện xâm phạm danh thắng quốc gia đèo Mã Pì Lèng và Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, ông Cường khẳng định công trình nằm ở vùng đệm chứ không phải vùng lõi cấm xây dựng.

Theo điều 36 Luật di sản văn hóa, khi phê duyệt dự án đầu tư, cải tạo xây mới các công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ di tích thì phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch. Công trình này chưa có văn bản thỏa thuận đồng ý của Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch.

Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch), bà Nguyễn Thị Thu Hiền nói cục đã có văn bản yêu cầu Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Hà Giang báo cáo sự việc.

Xem thêm:Đến phố đèn đỏ Nhật quay lén gái bán dâm và trả giá, YouTuber Việt phải nhảy cầu trốn

Clip ô tô che biển số bỏ chạy sau khi đổ xăng, nhân viên khóc hận vì đuổi không kịp

Clip tài xế ô tô ở Quảng Nam ốm đòn vì đánh võng cà khịa xe bán tải phía sau

Sợ bị cướp, tài xế lái taxi lên đường ray tàu hỏa ở Hà Nội, nói 2 khách xuống xe

Clip người nhà bệnh nhân với bác sĩ đấm đá, cầm ghế phang nhau không phải ở Việt Nam

2 nghi phạm giết sinh viên 18 tuổi chạy Grab bị tố khai gian dối để giảm nhẹ tội

Trả lại ví có hơn 2 triệu, không được cám ơn còn bị nghi lấy 600 ngàn

Nhân Hoàng (tổng hợp)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
33 phút trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Các tòa nhà băm nát, phá tầm nhìn đèo Mã Pì Lèng, chỉ đem đến công việc cho vài người'