Tiếp nối các động thái của nhiều trường đại học tại Mỹ, Thụy Điển và Bỉ tuyên bố dừng hoạt động các Viện Khổng Tử, với cáo buộc là công cụ gián điệp và tuyên truyền của Trung Quốc, mới đây các trường đại học ở Đức cũng đã đưa ra quyết định tương tự.

Các trường đại học ở Đức cắt đứt quan hệ với Viện Khổng Tử

29/07/2020, 11:21

Tiếp nối các động thái của nhiều trường đại học tại Mỹ, Thụy Điển và Bỉ tuyên bố dừng hoạt động các Viện Khổng Tử, với cáo buộc là công cụ gián điệp và tuyên truyền của Trung Quốc, mới đây các trường đại học ở Đức cũng đã đưa ra quyết định tương tự.

Viện Khổng Tử của Trung Quốc đã có hơn 500 cơ sở giáo dục đại học trên toàn cầu - Ảnh: SCMP

Tờ Die Welt (DW) của Đức cho biết Đại học Hamburg sẽ chấm dứt mối quan hệ với Viện Khổng Tử vào cuối năm nay với lý do có các nguy cơ liên quan đến “ảnh hưởng chính trị và rò rỉ thông tin”. Cảnh giác với sự can thiệp chính trị của Bắc Kinh, Đại học Bonn cũng đang đánh giá xem có nên cho phép Viện Khổng tử trong trường được hoạt động tiếp hay không.

Trước đó, Đại học Heinrich Heine Dusseldorf cũng đã chấm dứt hợp tác với Hanban (Hán Biện), hay trụ sở của Viện Khổng Tử, vào năm 2016 vì lo ngại về các mục tiêu chính trị của Trung Quốc. Đảng Dân chủ tự do (FDP) cũng đã đề xuất một dự luật nhằm kiềm chế các trung tâm ngôn ngữ do Bắc Kinh tài trợ để bảo vệ quyền tự do học thuật của quốc gia châu Âu.

Hàng loạt các trường đại học ở Mỹ, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ và Pháp đã đóng cửa Viện Khổng Tử. Chính phủ Thụy Điển cũng đã ra lệnh đóng cửa Viện Khổng Tử cuối cùng hồi tháng 1. Cuối năm ngoái, Bỉ đã tuyên bố đóng cửa Viện Khổng Tử ở nước này. Tuyên bố được đưa ra sau khi người đứng đầu viện bị Bỉ cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc.

Trong bối cảnh vấp phải làn sóng phản đối khắp thế giới với các cáo buộc gián điệp, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã từ bỏ thương hiệu Viện Khổng Tử, đổi tên thành “Trung tâm Hợp tác và giáo dục ngôn ngữ” hồi đầu tháng 7.

Được biết Trung Quốc thành lập Viện Khổng Tử gần như trên khắp thế giới. Cơ sở đầu tiên được mở tại Seoul (Hàn Quốc) vào năm 2004 và đến năm 2018 đã có 548 học viện và gần 2.000 phòng học Khổng Tử ở 154 quốc gia, đa số đặt bên trong khuôn viên các trường đại học hoặc tổ chức giáo dục ở nước ngoài.

Mặc dù Bắc Kinh ra sức tuyên truyền mục tiêu của các Viện Khổng Tử là giảng dạy, đào tạo giáo viên tiếng Trung, tổ chức thi trình độ Hán ngữ, chiếu phim Trung Quốc, tư vấn du học, tổ chức các hoạt động trao đổi văn hóa, hữu nghị... nhằm đưa văn hóa Trung Hoa ra thế giới, nhưng có vẻ mục đích chính của nó không hoàn toàn như thế.

Nhiều quốc gia như Mỹ, Úc, Ấn Độ, Nhật Bản lên tiếng cảnh báo Viện Khổng Tử là nỗ lực của chính quyền Bắc Kinh nhằm tăng cường sức ảnh hưởng chính trị và gieo thông tin lệch lạc “tẩy não” giới trẻ để can dự vào chính trường nước sở tại. Thụy Điển nhận định rằng Viện Khổng Tử là nơi để chính phủ Trung Quốc tuyên truyền chính trị, trong khi Canada coi việc thành lập Viện Khổng Tử là bước đầu tiên để Trung Quốc thực hiện ý đồ xâm nhập.

Nhiều nhà quan sát cho rằng các lớp học triển khai bởi Viện Khổng Tử chỉ đưa ra một cái nhìn có chọn lọc về cuộc sống của người Trung Quốc và cố tình tránh các chủ đề nhạy cảm như sự kiện Thiên An Môn hay các vấn đề về Tây Tạng, người thiểu số Duy Ngô Nhĩ...

Hoàng Vũ (theo Taiwan News)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các trường đại học ở Đức cắt đứt quan hệ với Viện Khổng Tử