Một vài người thường tin rằng việc làm cho hả giận là điều có lợi. Ngày hôm nay, những nhà nghiên cứu tìm thấy rằng "việc cho phép nó được thoải mái bộc ra” thực ra lại làm gia tăng cơn giận và gây hấn thêm và chẳng đưa tới giải quyết vấn đề gì cả.

Cách kiềm chế để tránh ‘giận quá mất khôn'

03/11/2019, 17:35

Một vài người thường tin rằng việc làm cho hả giận là điều có lợi. Ngày hôm nay, những nhà nghiên cứu tìm thấy rằng "việc cho phép nó được thoải mái bộc ra” thực ra lại làm gia tăng cơn giận và gây hấn thêm và chẳng đưa tới giải quyết vấn đề gì cả.

Khi nóng giận, cố gắng tưởng tượng đến điều gì đó khiến bản thân cảm thấy thoải mái - Ảnh: Internet

Vậy việc bạn cần làm trong cơn tức giận là gì?

Tĩnh tâm

Bước đầu tiên cần làm khi nhận thức được cơn giận dữ là kiểm soát, kiềm chế hành động của bản thân. Sau đó, đi ra ngoài vài phút, tĩnh tâm, hít thở thật sâu.

Khi nóng giận, cố gắng tưởng tượng đến điều gì đó khiến bản thân cảm thấy thoải mái, dễ chịu để có được suy nghĩ, quyết định sáng suốt nhất.

Tự nhủ “Tức giận làm ta mù quáng”

“Một người đang tức giận hiếm khi dừng lại để nhìn nhận cách cư xử của mình” - Nikki Sex.

Sự tức giận có thể được giải quyết khi chúng ta ngồi lại và cùng nhìn nhận lý do của nó. Thế nhưng, chúng ta thường bị cơn tức giận làm cho mù quáng và chẳng muốn giải quyết bất cứ điều gì. Bạn sẽ kiềm chế được cơn tức giận khi tìm ra lý do của nó.

Khôi phục nhận thức

Hãy thay thế những suy nghĩ tiêu cực, vô ích bằng điều gì đó thực tế, tích cực hơn.

Ví dụ, thay vì nói “Tôi rất bực bội!”, hãy thay thế bằng “Mặc dù hơi khó chịu, nhưng tức giận cũng chẳng giúp giải quyết được vấn đề".

Tiếp tục sử dụng các kỹ thuật hít thở sâu, bình tâm lại để đưa ra nhận xét, phán quyết đúng đắn nhất.

“Đừng tự đầu độc bản thân”

“Giữ sự nóng giận trong người giống như tự uống thuốc độc và hy vọng người khác phải chết” – Đức Phật.

Hãy suy nghĩ về những đau đớn và ảnh hưởng xấu mà sự tức giận đem lại. Tức giận chỉ khiến bạn tự làm tổn thương chính mình.

Giao tiếp

Hãy nói lên suy nghĩ trong lòng, những điều thật sự cần thiết và có giá trị. Bên cạnh đó, cũng nên lắng nghe ý kiến, nhận xét, quan điểm của tất cả mọi người. Cố gắng đừng để cơn giận làm chủ, cần biết kiểm soát, quản lý hơi thở, nhìn vấn đề ở một phương diện, góc độ xa hơn, thì trong lòng sẽ cảm thấy bình yên, hiền hòa.

Tập thể dục

Hãy tản bộ, chạy, hoặc thực hiện bất cứ động tác thể dục nào khiến tâm hồn cảm thấy thư giãn, thoải mái, không còn phiền muộn. Tâm trí sẽ chẳng có cơ hội giận dữ khi bạn đang quá bận rộn rèn luyện sức khỏe.

Không giữ thù hận hay ác cảm

Trong tâm mang thù hận hay ác cảm với ai đó, không những làm tiêu hao năng lượng và thời gian mà còn làm vẩn đục tư tưởng của bạn, thậm chí đẩy bạn xuống mức thấp nhất của cảm xúc tiêu cực. Hãy để mọi thứ qua đi. Tha thứ, quên đi quá khứ và thoát khỏi hố sâu của hận thù mà chỉ nghĩ về một tương lai hạnh phúc ở phía trước đang chờ đón bạn.

Không gửi email, nhắn tin trong cơn giận dữ

Trong lúc tức giận, chắc chắn bạn sẽ viết ra những điều không mấy tốt đẹp và có thể gây thương tổn cho người khác, thậm chí còn phá hỏng sự nghiệp của bạn. Vì vậy tốt hơn hết là nên để tâm trạng bình tĩnh hơn, sau đó mới giải quyết công việc tiếp.

Thu Thủy (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào
Với mục tiêu không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan chủ động đánh giá, dự báo sát tình hình; xây dựng các phương án, kể cả phương án xấu nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cách kiềm chế để tránh ‘giận quá mất khôn'