Reuters ngày 19.8 đưa tin: Cảnh sát Campuchia quăng lưới bắt 225 tội phạm Trung Quốc lừa đảo tống tiền đồng bào của chúng bằng ứng dụng điện thoại trên Internet, ngay tại thủ đô Phnom Penh.

Campuchia quăng lưới 225 tội phạm Trung Quốc lừa đảo tống tiền

Trần Trí | 19/08/2017, 19:40

Reuters ngày 19.8 đưa tin: Cảnh sát Campuchia quăng lưới bắt 225 tội phạm Trung Quốc lừa đảo tống tiền đồng bào của chúng bằng ứng dụng điện thoại trên Internet, ngay tại thủ đô Phnom Penh.

Nhóm tội phạm Trung Quốc giấu mình trong một tòa nhà 11 tầngở quận Tuol Kouk của Phnom Penh, bị cảnh sát Campuchia đột kích bắt giữ ngày 16.8.

Cảnh sát Campuchia cáo buộc nhóm tội phạm lập một trung tâm viễn thông trong tòa nhà, để thực hiện hành vi lừa đảo qua điện thoại và Internet. Nạn nhân của bọn tội phạmlà đồng bào của chúng đang sống ở Trung Quốc.

Reuters tường thuật vài nghi phạm cho biết họ không được cho ăn, cảnh sát không cho họ rời khỏi tòa nhà.

Một nghi phạm có tên họ Fang, 30 tuổi, khai cô đến Campuchia bằng thị thực du lịch. Côxác nhận trong tòa nhà có hơn 200 người, nhưng từ chối trả lời câu hỏi về công việc họ làm.

Một chủ tiệm bán mì đối diện tòa nhà cho biết: ngay khi tòa nhà vừa xây xong hồi đầu tháng 8, nhóm thanh niên nam-nữ người Trung Quốc trong độ tuổi 20 đã vào nhà, đặt bàn ghế và máy tính.

Quận Toul Koul là một địa bàn sầm uất, có nhiều biệt thự lớn. Người dân địa phương nói nhóm tội phạm Trung Quốc trong tòa nhà không hề nói to tiếng.

Họ cũng cho biết nhóm tội phạm Trung Quốc thuê căn nhà với giá 25.000 USD/tháng, và chúng chỉ ra ngoài mua thức ăn lúc tối. Nếu có người đến giao thức ăn, chúng cử người ra lấy chứ không cho ai bước vào trong nhà. Chủ tòa nhà không bình luận.

Cảnh sát nói nhóm tội phạm Campuchia có 25 nữ sẽ bị trục xuất về Trung Quốc.

Theo Reuters, đây là diễn biến mới nhất của nỗ lực ngăn chặn nạn lừa đảo hàng tỉ USD được thực hiện ở các nước có khả năng truy cập Internet nhanh và lơi lỏng trong khâu cấp visa thị thực.

Từnăm 2011, Campuchia đã trục xuất 800 người Trung Quốc sau khi bắt giữ họ với cáo buộc tương tự.

Ông còn cho biết: bọn tội phạm Trung Quốc thường vào Campuchia bằng thị thực du lịch và nhằm vào các nạn nhân là công chức và cán bộ đã về hưu ở Trung Quốc.

Ông Uk Haisela, Trưởng cơ quan điều tra thuộc Tổng cục Di trú Campuchia cho biết: bọn tội phạm Trung Quốc thường vào Campuchia bằng thị thực du lịch, với ý đồ tống tiền các nạn nhân là công chức và cán bộ đã về hưu ở Trung Quốc.

Ông đã hỏi một nghi phạm, và được cho biết hắn kiếm được 70.000USD.

Ông cho biết bọn tội phạm chọn Campuchia vì dễ lưu trú ở nước này, và Campuchia có tốc độ Internet nhanh.

Ông Haisela nói với sự hỗ trợ của phía Trung Quốc, Campuchia có thể theo dõi các nhóm tội phạm.

Ông nói: “Trung Quốc gửi địa chỉ IP cho chúng tôi. Một khi chúng tôi bắt giữ thì sẽ báo lại với Đại sứ quán Trung Quốc".

Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định luôn hợp tác chặt chẽ với Campuchia trong các chiến dịch triệt phá tội phạm lừa đảo viễn thông và xuyên biên giới.

Theo Reuters, tội phạm lừa đảo qua mạng là mối nhức đầu của Trung Quốc và Đài Loan, khiến hai bên có sự hợp tác, nhưng Đài Loan phản đối việc trục xuất nghi phạm Đài Loan qua Hoa Lục để xử án.

Hồi tháng 8, 77 nghi phạm lừa đảo Trung Quốc bị Fiji trục xuất về nước.

Cảnh sát Indonesia cũng bắt hơn 150 tội phạm Trung Quốc của một đường dây lừa đảo đã kiếm được khoảng 450 triệu USD.

Bọn tội phạm này thường chọn các nước mà chúng nhận định là lỏng lẻo trong việc bảo vệ pháp luật, chính phủ không xem việc ngăn chặn chúng là mục tiêu hàng đầu, theo nhà tội phạm học Lennon Chang, một chuyên gia về tội phạm qua mạng của đại học Monash ở Melbourne (Úc).

Ông nói “Chúng ta có thể gọi chúng là tội phạm di trú”, vì chúng cứ hai ba tuần lại di chuyển đến chỗ khác. Đôi khi chúng cũng giả làm công chức chính quyền, buộc nạn nhân phải kê khai chi tiết tài khoản ngân hàng.

Nhà tội phạm học còn nói: “Không dễ phát hiện bọn đầu sỏ, nghi phạm toàn lũ con nít ranh. Dù đường dây lừa đảo có tổ chức bị phát hiện, bọn đầu sỏ vẫn có thể lập nhóm mới trong một thời gian ngắn”.

Bích Ngọc (theo Reuters)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
5 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Campuchia quăng lưới 225 tội phạm Trung Quốc lừa đảo tống tiền