Theo TTXVN, ngày 4.4, ông Lữ Văn Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang đã chỉ đạo ngành nông nghiệp triển khai ngay việc nuôi cá bằng lồng bè trên sông Hậu, ngay miệng ống xả thải của dự án Nhà máy Giấy Lee & Man Việt Nam.

Cán bộ dám ăn cá nuôi ở miệng xả thải nhà máy giấy: Hay chứ! Tại sao không?

07/04/2017, 09:08

Theo TTXVN, ngày 4.4, ông Lữ Văn Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang đã chỉ đạo ngành nông nghiệp triển khai ngay việc nuôi cá bằng lồng bè trên sông Hậu, ngay miệng ống xả thải của dự án Nhà máy Giấy Lee & Man Việt Nam.

Nhà máy Giấy Lee & Man

Như báo điện tử Một Thế Giới đã nhiều lần thông tin, dự án Nhà máy Giấy Lee & Man (thuộc TT.Mái Dầm, H.Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) được dư luận cả nước quan tâm, bởi rủi ro về môi trường rất lớn, và nhà máy này lại nằm sát sông Hậu.

Những ngày qua, dư luận lại nóng lên khi hàng chục hộ dân than trời, khi nhà máy mới vận hành thử nghiệm nhưng khói bụi đã bay chất lớp, tiếng ồn đinh tai, nhất là sát bên có ngôi trường tiêu học với khoảng 500 em học sinh...

Sau khi Bộ TN&MT cử đoàn cán bộ xuống kiểm tra - và phía nhà máy cũng thừa nhận, trong quá trình vận hành thử nghiệm trạm xử lý nước thải tập trung có phát sinh mùi hôi tại bể hiếu khí, ống thải khí biogas từ bể yếm khí, bể chứa bùn máy ép bùn và kho chứa bùn…

Sau đó, ông Trần Phong, Cục trưởng Cục Môi trường miền Nam thuộc Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT), cũng đã có buổi tiếp xúc với người dân để trấn an. Theo ông, công ty đã cam kết sẽ xử lý triệt để các vấn đề phát sinh, và nếu thời gian tới còn gây ảnh hưởng môi trường, khả năng bị đóng cửa cũng có thể xảy ra.

Nhưng có lẽ thấy dân chưa yên tâm, nên lãnh đạo tỉnh Hậu Giang đã nghĩ ra dự án nuôi cá xung quanh cống xả thải như trên. Theo ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, ngành nông nghiệp tỉnh đang xin chủ trương xây dựng mô hình nuôi thủy sản tại TT.Mái Dầm, H.Châu Thành. Nhất là xây dựng mô hình nuôi thủy sản xung quanh khu vực Nhà máy Giấy Lee & Man.
Quyết định này nhằm kiểm tra nước xả thải của dự án Nhà máy Giấy Lee & Man Việt Nam. Đặc biệt, theo lãnh đạo tỉnh, số cá nuôi từ lồng bè sẽ không bán ra thị trường mà để cán bộ dùng làm thực phẩm chế biến trong bữa ăn.

Ngành nông nghiệp Hậu Giang muốn chứng minh và lên tiếng với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (có văn bản kiến nghị về sự nguy hiểm của nhà máy giấy), Bộ NN&PTNT về việc xử lý nước thải tại Nhà máy Giấy Lee & Man, bằng đề xuất này.

Liệu thực tâm của lãnh đạo tỉnh ra sao? Hay chỉ lấy dự án nuôi cá để trấn an dư luận, rồi cá chết hay sống không ai biết? Chứ nếu dự án này triển khai thật và công khai, minh bạch mọi thứ, dân yên tâm lắm! Thậm chí, nếu công khai mời gọi, nhiều doanh nghiệp ở ĐBSCL sẵn sàng góp kinh phí để cán bộ tỉnh này nuôi và xơi cá.

Hãy nuôi cá thật, và cho người dân giám sát sự tăng trưởng của đàn cá, để chứng minh là nó sống thật giữa dòng nước thải. Khi cá lớn, hãy thu hoạch và chế biến tại chỗ, cho cán bộ - cấp càng cao càng tốt, xơi ngay trước mắt người dân địa phương!

Họ dám ăn cá, tức họ tin cấp dưới của mình và chính mình, vì tin rằng những con cá ấy sạch thật. Và tất nhiên, buộc họ phải tăng cường giám sát ô nhiễm của nhà máy. Bởi khi đó, giám sát không còn là trách nhiệm mà nó còn gắn với tính mạng, sức khỏe của những vị cán bộ này. Không thể đổ trách nhiệm hoặc đùn đẩy cho ai khi có sự cố nữa, mà chính họ phải gánh khi xơi những con cá ấy. Khi đó, dân tin!

Nói và dám làm không? Tất nhiên phải công khai mọi thứ - như đã nói. Đừng nói để nghe chơi nhé!

Hồ Hùng

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Làm việc với Công an Phú Thọ, Thủ tướng nhấn mạnh cần chuyển đổi số từ cơ sở
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Công an tỉnh Phú Thọ cần quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn nữa trong triển khai Đề án 06, theo hướng tổng thể, toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cán bộ dám ăn cá nuôi ở miệng xả thải nhà máy giấy: Hay chứ! Tại sao không?