Theo Guardian, tình trạng căng thẳng giữa Ấn - Trung bắt đầu từ ngày 16.6, khi một nhóm quân Trung Quốc đem phương tiện xây dựng và làm đường bắt đầu di chuyển về phía nam, nhằm thực hiện kế hoạch mở rộng một tuyến đường biên giới xuyên qua vùng cao nguyên mà Bhutan nhận chủ quyền và gọi là Doklam, trong khi Trung Quốc nói khoảnh đất này thuộc vùng Động Lãng của họ.

Căng thẳng ở biên giới Trung Quốc - Bhutan khiến Ấn Độ phải nhảy vào cuộc

06/07/2017, 17:38

Theo Guardian, tình trạng căng thẳng giữa Ấn - Trung bắt đầu từ ngày 16.6, khi một nhóm quân Trung Quốc đem phương tiện xây dựng và làm đường bắt đầu di chuyển về phía nam, nhằm thực hiện kế hoạch mở rộng một tuyến đường biên giới xuyên qua vùng cao nguyên mà Bhutan nhận chủ quyền và gọi là Doklam, trong khi Trung Quốc nói khoảnh đất này thuộc vùng Động Lãng của họ.

Lính biên phòng Trung - Ấn ở một chốt biên phòng - Ảnh: Getty Images

Hiện Ấn - Trung đang có tranh chấp đất đai vốn kéo cả Vương quốc tí hon Bhutan vào cuộc.

Binh lính Ấn - Trung huých đẩy nhau, không đấm đá

Các báo cáo nêu Ấn - Trung đều tăng quân đến khu vực khi vụ tranh chấp bắt đầu.

Để tránh căng thẳng, quân biên phòng tại khu vực tranh chấp thường không mang vũ khí. Nên lính Ấn - Trung chỉ xô đẩy nhau chứ không đấm đá, nhằm buộc nhau rút lui.

Theo Guardian, tình trạng căng thẳng giữa Ấn - Trung bắt đầu từ ngày 16.6, khi một nhóm quân Trung Quốc đem phương tiện xây dựng và làm đường bắt đầu di chuyển về phía nam, nhằm thực hiện kế hoạch mở rộng một tuyến đường biên giới xuyên qua vùng cao nguyên mà Bhutan nhận chủ quyền và gọi là Doklam, trong khi Trung Quốc nói khoảnh đất này thuộc vùng Động Lãng của họ.

Vương quốc Bhutan ở rặng Hymalaya có quan hệ quân sự - kinh tế chặt chẽ với Ấn Độ. Bhutan hợp tác chặt chẽ với Ấn để vạch chính sách đối ngoại, trong khi quân đội Ấn huấn luyện quân đội Hoàng gia Bhutan.

Bhutan đã nhờ New Delhi giúp chặn kế hoạch xây đường của Trung Quốc, Ấn liền cử quân đến chặn cuộc hành quân của binh lính Trung Quốc, phản đối kế hoạch xây đường của Trung Quốc là vi phạm một thỏa thuận năm 2012 buộc 3 bên hỏi ý kiến nhau trước.

Ngày 29.6, Bhutan ra tuyên bố chính thức, cáo buộc Trung Quốc xây đường trong lãnh thổ Bhutan là ‘trắng trợn’ vi phạm các thỏa thuận.

Báo Trung Quốc đòi “dạy cho Ấn Độ một bài học cay đắng”

Thế nhưng theo các quan chức Trung Quốc, lính biên phòng Ấn cản trở “các hoạt động bình thường” của phía Trung Quốc bằng cách phản đối kế hoạch xây đường.

Trung Quốc không có quan hệ ngoại giao chính thức với Bhutan, phủ nhận cáo buộc của vương quốc này, nói vùng Đông Lăng “thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ thời cổ đại, không phải của Bhutan hoặc Ấn Độ”, theo tuyên bố ngày 4.7 của Lục Khảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Ông còn nói việc xây đường là hành động khẳng định chủ quyền trên lãnh thổ Trung Quốc.

Trung Quốc cũng trả đũa bằng cách không cho 57 tín đồ đạo Hindu đi qua Hẻm núi Nathu La thuộc bang Sikkim (đông bắc Ấn) đến điểm hành hương Hồ Manas Sarovar ở Tây Tạng.

Ấn - Trung từng có thỏa thuận chính thức cho phép tín đồ đến thánh địa này. Nathu La cũng từng là vùng chiến sự khốc liệt giữa quân đội Ấn - Trung năm 1967.

Căng thẳng đã kéo dài 3 tuần qua. Đây là cuộc đối đầu lâu nhất giữa hai quân đội Ấn -Trung tính từ năm 1962, khi căng thẳng về Tây Tạng cùng những vị trí khác dọc biên giới Ấn - Trung đã làm bùng nổ một cuộc chiến tranh ngắn ngày mà Trung Quốc thắng.

Dù Ấn nói quân Ấn ở Bhutan không “ở trong tình trạng chiến đấu”, nhưng Ấn - Trung đều có lời lẽ ngày càng cứng rắn. Chỉ huy quân Ấn, tướng Bipin Rawat tuyên bố Ấn sẵn sàng tham chiến ở “hai mặt trận rưỡi”, ám chỉ Trung Quốc, Pakistan cùng các nhóm nổi dậy trong nước.

Ngày 4.6, Hoàn cầu thời báo (phụ san của Nhân dân nhật báo Trung Quốc) đăng bài xã luận kêu gọi “dạy cho Ấn Độ một bài học”, ám chỉ một bình luận của Bộ trưởng Quốc phòng Arun Jaitley: “Jaitley nói đúng, Ấn Độ 2017 khác với Ấn Độ 1962” và cảnh báo nếu xảy ra cuộc chiến tranh thứ hai, Trung Quốc sẽ buộc Ấn phải chịu thêm sự thua trận lớn hơn cả cuộc chiến tranh biên giới 1962:

“Chúng ta cực kỳ tin tưởng cuộc đối đầu ở Đông Lăng sẽ kết thúc bằng việc quân Ấn rút lui. Quân đội Ấn có thể chọn cách trở về lãnh thổ của họ trong danh dự, hoặc bị quân đội nước ta đá khỏi khu vực”.

Ý của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn là quân sự Ấn Độ năm 2017 mạnh hơn năm 1962.

Tham vọng Trung Quốc là chiếm ‘cổ gà’ và “cắt lát xúc xích”

Bắc Kinh nói điều kiện tiên quyết để có hòa bình là quân Ấn phải rút khỏi vùng đất tranh chấp, cáo buộc quân Ấn xâm phạm biên giới, nhưng Ấn - Bhutan nói khu vực tranh chấp là lãnh thổ Bhutan.

Tâm điểm tranh chấp là cách diễn dịch khác nhau về "ngã ba biên giới", tức điểm giao nhau của vùng biên giới Ấn - Trung - Bhutan.

Trung Quốc cãi lãnh thổ của họ trải dài về phía nam, đến khu vực Gamochen, trong khi Ấn nói quyền kiểm soát của Trung Quốc kết thúc ở Batanga La về phía bắc.

Khoảng 3.000 quân của hai nước đóng gần Doklam, một khu vực cách Gamochen khoảng 15 km về phía bắc.

Bản đồ vùng tranh chấp giữa Trung Quốc với Ấn Độ và Bhutan

New Delhi quan ngại nếu Trung Quốc xây được con đường, thì Trung Quốc sẽ dễ tiếp cận các bang đông bắc, cắt vùng này khỏi Ấn. Ngày 30.6, Bộ Ngoại giao Ấn ra tuyên bố: “Việc xây con đường sẽ làm thay đổi đáng kể nguyên trạng, đe dọa nghiêm trọng an ninh Ấn”.

Ashok Malik, nhà phân tích ở Quỹ nghiên cứu giám sát (tại New Delhi) nói Ấn cực kỳ nhạy cảm với việc xâm lấn vùng biên giới Bhutan, vì điều đó cho phép Trung Quốc tiếp cận gần một vùng đất Ấn được gọi là “cổ gà”, tức một hàng lang mà nếu bị xuyên thủng sẽ cắt New Delhi khỏi các bang miền đông bắc.

Ông Malik nói: “Thực tế đây là một động thái khiêu khích, khiến việc bảo vệ Doklam cũng là bảo vệ Ấn”.

Thế giới đang hướng chú ý vào việc Trung Quốc mở rộng bờ cõi về Đông Á, nhưng nước này cũng muốn tràn xuống Nam Á, lập quan hệ với những quốc gia mà Ấn xem là nằm trong tầm ảnh hưởng của mình.

Ông Malik nói: “6 năm qua, Trung Quốc toan tính vây Ấn, chiếm không gian chiến lược của Ấn tại Nam Á”.

Trung Quốc còn đòi chủ quyền một vùng đất ở bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ. Hồi tháng 4.2017, Bắc Kinh phẫn nộ với việc Đạt Lai Lạt Ma thăm bang này. Trung Quốc gọi đức Đạt Lai Lạt Ma là “kẻ ly khai chống Trung Quốc”.

Các nhà phân tích nói khó thể xảy ra xung đột vũ trang giữa hai cường quốc châu Á,nhưng ngôn ngữ cứng rắn và tầm cỡ chuyển quân đến một khu vực hẻo lánh nhưng có tầm quan trọng chiến lược là điều chưa hề thấy trong vài năm gần đây.

Một cựu Ngoại trưởng Ấn cũng nói đây là lần đầu tiên Ấn - Trung đối đầu với nhau trên lãnh thổ một nước thứ ba, thể hiện rõ tính đối đầu khu vực giữa hai nước này.

Srikanth Kondapalli, một giáo sư nghiên cứu về Trung Quốc ở đại học Jawaharlal Nehru tại New Delhi, nói rằng ông tin cuộc đối đầu “sẽ dần hạ nhiệt”, vì cả Ấn - Trung đều không muốn nhào vào một cuộc chiến tranh tổng lực.

Ông nói: “Không muốn rung con tàu, bất chấp những gì chúng ta đã chứng kiến”. Thay vào đó, ông nói Bắc Kinh tái diễn trò đã làm ở Biển Đông: Chiến lược “cắt lát xúc xích” một cách kiên nhẫn để “nuốt” những vùng đất Trung Quốc tự nhận là của mình.

Vĩnh Thụy (theo Guardian)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Người Việt có gien về KH-CN, là lợi thế để phát triển ngành bán dẫn
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng cho hay Việt Nam có nhiều lợi thế về công nghiệp bán dẫn, trong đó đáng chú ý là người Việt có gien về khoa học công nghệ. Lợi thế này không kém gì lợi thế về địa chính trị.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Căng thẳng ở biên giới Trung Quốc - Bhutan khiến Ấn Độ phải nhảy vào cuộc