Cảnh sát Baltimore (bang Maryland) đã lạm quyền, chặn xe trái phép và xâm phạm quyền công dân của người da màu. Báo cáo của Bộ Tư pháp Mỹ công bố ngày 10.8 (giờ địa phương) kết luận Sở Cảnh sát Baltimore thường xuyên vi phạm hiến pháp.

Cảnh sát Baltimore Mỹ xâm phạm quyền công dân của người da màu

Trần Trí | 10/08/2016, 17:40

Cảnh sát Baltimore (bang Maryland) đã lạm quyền, chặn xe trái phép và xâm phạm quyền công dân của người da màu. Báo cáo của Bộ Tư pháp Mỹ công bố ngày 10.8 (giờ địa phương) kết luận Sở Cảnh sát Baltimore thường xuyên vi phạm hiến pháp.

Báo Los Angeles Times cho biết báo đãcó được báo cáokết luận điều tra của bộ Tư pháp Mỹ.

Báo cáo viết: “Những hành vi vi hiến là hậu quả của nhiềusai sót có hệ thống trong chính sách, huấn luyện, giám sát vốn không trang bị cáccông cụ cần thiết để hoạt động hiệu quả cho cảnh sát”.

Báo cáo của Bộ Tư pháp tập hợp nhiều chứng cứ về thái độkỳ thị chủng tộc của cảnh sát Baltimore.

Theo báo cáo,từ năm 2010 đến 2015, người Mỹ gốc Phi chiếm 75 % trong các vụ bị cảnh sát da trắng chặnxe từ10 lần trở lên.

Báo cáo ghi nhậnmột người đàn ông da màu từng bị chặn xe 30 lần torng chưa đầy 4 năm nhưngngười này không từngbị buộc tội hình sự.

Báo cáo của Bộ Tư pháp nêuhai nhóm công dân Baltimore, một làcông dân giàu có và đa số là da trắng, hai là công dân da màu và nghèo khó.

Báo cáo viết: “Cộng đồng giàu hơn và đa số da trắng cho chúng tôi biết rằng cảnh sát thường tôn trọng và có trách nhiệm với các yêu cầu của họ. Trong khi đó,cộng đồng Mỹ gốc Phi cho chúng tôi biết cảnh sát thường không tôn trọng, không đáp ứng ngay các yêu cầu giúp đỡ của họ. Đa số người Mỹ gốc Phi thường cảm thấy bị chặn xe, khám xét và bắt giữ không chính đáng vàviệc vận dụng quyền lực quá đáng”.

Báo cáo của Bộ Tư pháp Mỹ kết luận cảnh sát quay về chính sách “không khoan dung” thời cuối thập niên 1990, vốn dẫn đến tình trạngliên tục vi phạm hiến pháp và quyền công dân, từ đóngười dân mất niềm tin vào lực lượng cảnh sát.

Lý do được nêu ralà Sở Cảnh sát Baltimore “lơ là trong khâu giám sát, huấn luyện và qui trách nhiệm cho nhân viên. Vídụ như Sở thiếu hệ thống phát hiện hành vi sai phạm, không thu thập vàphân tích dữ liệu có thể có nguồn gốc từ người sai phạm hoặc người lạm quyền”.

Báo cáo của Bộ Tư phápkết luận: “Sở cảnh sát Baltimore thường xuyên vi phạm hiến pháp Mỹ.

Ngày 19.4.2015, Freddie Gray25 tuổi là ngườiMỹ gốc Phi đã tử vongmột tuần sau khi bị bắt vìđa chấn thương cột sốngtrong lúc anh bị nhốt trong xe cảnh sát.Vài giờ sau đám tang của Gray, biểu tình phản đối bạo động đã bùng nổ ở Baltimore.

Chính quyền phải ra lệnh giới nghiêm gần một tuần. Vệ binh quốc gia được điềuđến. Hơn 200 người bị bắt sau cácvụ bạo động làmgần 100 cảnh sát bị thương.

Trướckhi xảy ra vụ Gray, nữ thị trưởng Baltimore, bà Stephanie Rawlings-Blake, đã đề nghị Bộ Tư pháp điều tra nhiều vụ bạo lực.

Bà đã hoan nghênh kết luận điều tra của Bộ Tư pháp và cho biết "sẵn sàng làm những việc cần thiết để cải tổ sở cảnh sát của tôi”.Bà đã từng đuổi việc Giám đốc Sở Cảnh sát thành phố Anthony Batts.

6 cảnh sát liên quan vụ bắt giữ và áp giải Gray đãbị buộc tội về cái chết của Gray. Nhưng rồi 3 người được tuyên trắng án vàcông tố viên đã hủy tội danh với 3 cảnh sát còn lại.

Chính quyền Baltimore đã xét lại chủ trương vận dụng vũ lực, huấn luyện lạicho cảnh sát, đặt máy quay trong xe cảnh sát chở nghi phạm.

Cái chết của Gray cũng là một trong những vụ người Mỹ da đen không có vũ khí bị cảnh sát bắn chết trong những nămgần đây.

Những cái chết này gây tranh cãi trêntoàn nước Mỹ về chủng tộc, thái độkỳ thị và hoạt động của cảnh sát đồng thờivạch trần sự cách biệt rõ ràng về cách cảnh sát phục vụ cáccộng đồng.

Kết luận của Bộ Tư pháp được đưa ravào lúc nước Mỹ đang có sự tranh cãi về chuyện chặn xe vô cớ đối với người Mỹ da màu sau cái chết của cô Sandra Bland ở bang Texas năm 2015 vàcủa anh Philando Castile ở bang Minnesota hồi tháng 7 mới đây.

Dù Castile bị cảnh sát chặn xe đến64 lần nhưngchỉ có 6 lần vi phạm các lỗi mà cảnh sát ghi nhận trước khi chặn xe.

Người Mỹ gốc Phi chiếm 91% trong các vụ không tuân lệnh nhân viên công lựcvà đi vào khu vực cấm. 80% bị cáo buộc khai gian với nhân viên công lực hoặc có hành vi quậy phá, dù cộng đồng này chiếm khoảng 60% dân số Baltimore.

Người Mỹ gốc Phi bị bắt vì tội dính líu ma túy nhiều gấp 5 lần so với nhóm người Mỹ da trắng, theo báo cáo của Bộ Tư pháp.

Báo cáo đãxem xét dữ liệu từ năm 2010 đến năm 2015, thẩm vấn nhiều cảnh sát, công tố viên, thủ lĩnh cộng đồng và cư dân.

Trung Trực (theoThe Guardian)
Bài liên quan
'Chuyên gia' thẩm mỹ Mr Lee bị bắt vì xúc phạm người khác
Ngày 18.1, Trương Thanh Tịnh bị Công an TP.Thủ Đức khởi tố, bắt tạm giam để điều tra hành vi Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của cá nhân.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cảnh sát Baltimore Mỹ xâm phạm quyền công dân của người da màu