Cảnh sát Thái Lan đã sử dụng vòi rồng và tấn công những người tụ tập gần Cung điện Hoàng gia ở Thủ đô Bangkok hôm 20.3 để kêu gọi trả tự do cho các nhà lãnh đạo biểu tình và yêu cầu cải cách chế độ quân chủ.

Cảnh sát đụng độ ngàn người biểu tình đến Cung điện Hoàng gia Thái đòi thả các thủ lĩnh

Nhân Hoàng | 20/03/2021, 22:00

Cảnh sát Thái Lan đã sử dụng vòi rồng và tấn công những người tụ tập gần Cung điện Hoàng gia ở Thủ đô Bangkok hôm 20.3 để kêu gọi trả tự do cho các nhà lãnh đạo biểu tình và yêu cầu cải cách chế độ quân chủ.

Theo Reuters, hàng trăm cảnh sát trong trang phục chống bạo động và lá chắn đã tiến lên ở các mặt trận khác nhau để chống lại những người biểu tình, nhằm đẩy họ ra khỏi cung điện Hoàng Gia Thái Lan. Ở một số nơi, cảnh sát phải đối mặt với những người biểu tình ném pháo.

Hơn 1.000 người biểu tình đã tập trung gần cung điện ở Bangkok trong khu vực được gọi là Sanam Luang (hay Cánh đồng Hoàng gia).

Chúng tôi sẽ bắt giữ bất kỳ ai trên đường phố”, cảnh sát nói qua loa phóng thanh khi nhiều đội ngũ tiến lên, đẩy người biểu tình lùi lại.

canh-sat-tan-cong-ngan-nguoi-bieu-tinh-den-cung-dien-hoang-gia-thai-doi-tha-thu-linh.jpg
Một người đụng độ với các cảnh sát trong cuộc biểu tình chống chính phủ, yêu cầu thả các thủ lĩnh và cải cách chế độ quân chủ ở Bangkok, Thái Lan, ngày 20.3
canh-sat-dung-do-ngan-nguoi-bieu-tinh-den-cung-dien-hoang-gia-thai-doi-tha-thu-linh.jpg
Các cảnh sát bắt giữ một người biểu tình 

Các cuộc biểu tình diễn ra sau khi Quốc hội tuần này không thông qua dự luật sửa đổi Hiến pháp do quân đội hậu thuẫn, một trong những yêu cầu chính của những người biểu tình.

Một phiên tòa xét xử hàng loạt các nhà lãnh đạo biểu tình đã bắt đầu trong tuần này. Mục đích là chống lại các nhà hoạt động bị buộc tội dụ dỗ và xúc phạm chế độ quân chủ.

Chúng tôi đang đòi hỏi một nền dân chủ thực sự chứ không phải một chính phủ nói rằng nó được bầu ra mà đến từ quân đội. Thế giới đã thay đổi và chúng tôi muốn có một chế độ quân chủ giống như ở các nước phương Tây”, người đàn ông tên Kung (60 tuổi) nói.

Một bức chân dung của Nhà vua gần khu vực biểu tình đã bị làm mờ.

Phó phát ngôn viên cảnh sát Kissana Pattanacharoen trước đó nói rằng các cuộc biểu tình là bất hợp pháp và vi phạm luật để ngăn chặn sự lây lan coronavirus.

Phong trào biểu tình của giới trẻ Thái Lan đã đặt ra thách thức lớn nhất cho đến nay với Thủ tướng Prayuth Chan-ocha. Những người biểu tình nói rằng Prayuth Chan-ocha đã thiết kế một quy trình để duy trì hiện trạng chính trị và giữ ông nắm quyền sau cuộc bầu cử năm 2019. Prayuth Chan-ocha đã bác bỏ điều đó.

Những người biểu tình cũng phá vỡ điều cấm kỵ truyền thống bằng cách yêu cầu cải cách chế độ quân chủ, cho rằng hiến pháp do quân đội soạn thảo sau cuộc đảo chính năm 2014 trao cho nhà vua quá nhiều quyền lực.

Cung điện Hoàng gia đã từ chối bình luận trực tiếp về các cuộc biểu tình, nhưng Thủ tướng Prayuth Chan-ocha cùng các quan chức chính phủ nói rằng những lời chỉ trích nhà vua là trái pháp luật và không phù hợp.

Lý do Quốc hội Thái Lan bác dự luật sửa đổi Hiến pháp

Tối 17.3, Quốc hội Thái Lan đã bác bỏ dự luật sửa đổi Hiến pháp trong lần đọc thứ 3 và cũnguối cùng do không nhận được sự ủng hộ của đa số thành viên Quốc hội và ít nhất 1/3 số thượng nghị sĩ theo quy định trong Hiến pháp.

Dự luật này đã nhận được sự ủng hộ từ 206 đại diện Hạ viện và 2 trong số 250 thượng nghị sĩ. Có 4 thượng nghị sĩ bỏ phiếu chống lại dự luật, trong khi 10 hạ nghị sĩ và 84 thượng nghị sĩ bỏ phiếu trắng. Ngoài ra, 9 hạ nghị sĩ và 127 thượng nghị sĩ đã chọn không bỏ phiếu.

Hiến pháp hiện hành yêu cầu dự luật phải có sự chấp thuận của ít nhất 1/3 (tức 84 thượng nghị sĩ) của Thượng viện.

Trước đó, Chủ tịch Hạ viện Chuan Leekpai đã yêu cầu Quốc hội tiến hành bỏ phiếu về việc có thông qua dự luật nói trên hay không sau cuộc tranh luận kéo dài 11 giờ.

Động thái này diễn ra sau khi các hạ nghị sĩ và thượng nghị sĩ bỏ phiếu với tỷ lệ 473/127 ủng hộ một đề nghị do Phó Chủ tịch đảng Quyền lực Nhà nước Nhân dân (PPRP) lãnh đạo liên minh cầm quyền - Paiboon Nititawan đưa ra để yêu cầu Quốc hội tuân theo chương trình nghị sự và bỏ phiếu.

PPRP và khối đối lập do đảng Pheu Thai đứng đầu đã đưa ra các đề xuất sửa đổi Hiến pháp ban hành năm 2017, hướng tới một hiến pháp “dân chủ hơn và ít phức tạp hơn”.

Hôm 11.3, Tòa án Hiến pháp Thái Lan đã thông qua các kiến nghị sửa đổi hiến pháp do các nghị sĩ đệ trình, với điều kiện phải tổ chức hai cuộc trưng cầu ý dân công khai trên toàn quốc để xem liệu đa số người dân có ủng hộ việc sửa đổi hiến pháp hay không.

Trong trường hợp người dân ủng hộ sửa đổi hiến pháp trong cuộc trưng cầu ý dân thứ nhất, một Ủy ban Soạn thảo Hiến pháp sẽ được thành lập với nhiệm vụ ban đầu là sửa đổi hiến pháp. Sau đó, cuộc trưng cầu lần hai sẽ được tiến hành để lấy ý kiến về việc thông qua hoặc bác bỏ điều lệ sửa đổi.

Bài liên quan
Thủ tướng Thái Lan xịt nước khử khuẩn vào phóng viên
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha bất ngờ dùng nước khử khuẩn xịt vào phóng viên dự họp báo định kỳ hôm 9.3 vì bực tức trước loạt câu hỏi nhạy cảm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 2: Những giọt nước nghĩa tình
5 giờ trước Bảo vệ môi trường
Bước vào cao điểm mùa khô, vùng ĐBSCL hiện có hơn 50.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt. Nguồn nước khan hiếm khiến cho bà con gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, sinh hoạt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cảnh sát đụng độ ngàn người biểu tình đến Cung điện Hoàng gia Thái đòi thả các thủ lĩnh