Malaysia chỉ trích việc Triều Tiên cắt đứt quan hệ ngoại giao sau khi được hỗ trợ trong thời kỳ khó khăn.

Bị cắt đứt quan hệ, Malaysia yêu cầu nhân viên Đại sứ quán Triều Tiên rời đi trong 2 ngày

Nhân Hoàng | 19/03/2021, 19:48

Malaysia chỉ trích việc Triều Tiên cắt đứt quan hệ ngoại giao sau khi được hỗ trợ trong thời kỳ khó khăn.

Malaysia hôm 19.3 gọi quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao song phương của Triều Tiên là không thân thiện, không mang tính xây dựng và không thể phục tùng sự ổn định của khu vực. Qua đó, Malaysia yêu cầu nhân viên Đại sứ quán Triều Tiên và gia đình họ phải rời khỏi đất nước trong 48 giờ.

"Malaysia luôn coi CHDCND Triều Tiên là đối tác thân thiết kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973. Malaysia là một trong những quốc gia làm như vậy sớm nhất và tiếp tục hỗ trợ CHDCND Triều Tiên trong thời gian khó khăn của họ", Bộ Ngoại giao nước này cho biết.

Trước đó, hôm 19.3, truyền thông nhà nước Triều Tiên đã thông báo nước này cắt đứt quan hệ ngoại giao với Malaysia sau khi Tòa án Malaysia phát quyết rằng một công dân Triều Tiên có thể bị dẫn độ sang Mỹ.

Trước phản ứng của Malaysia, tờ báo địa phươngNew Straits Times đưa tin rằng Đại sứ quán Triều Tiên đã chuẩn bị đóng cửa.

"Vâng, chúng tôi sẽ đóng cửa. Chúng tôi đang thảo luận về các kế hoạch với nhân viên ở đây và liên lạc với chính phủ của chúng tôi", tờ báo dẫn lời người phụ trách đại sứ quán Kim Yu Song.

Phóng viên trang Nikkei cùng các phương tiện truyền thông khác đặt chân ra bên kia đường từ Đại sứ quán Triều Tiên ở Malaysia vào chiều 19.3. Khu vực này yên tĩnh với vài chiếc ô tô biển số nước ngoài được nhìn thấy đang đi vào khuôn viên. Không một xe nào dừng lại để trả lời câu hỏi của phóng viên.

Mối quan hệ giữa Malaysia và Triều Tiên trở nên nguội lạnh kể từ năm 2017, khi anh trai cùng cha khác mẹ của ông Kim Jong-un là Kim Jong-nam bị giết tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur bởi hai phụ nữ bôi vũ khí hóa học VX lên mặt ông. Hai người phụ nữ đã có lúc phải đối mặt với tội danh giết người, nhưng giờ đây họ được cho bị lừa để trở thành sát thủ vô tình.

Trong tuyên bố hôm 19.3, Bộ Ngoại giao Malaysia nhấn mạnh rằng nước này đã liên tục theo đuổi các nỗ lực cải thiện quan hệ ngay cả sau "vụ ám sát Kim Jong Nam”.

Malaysia đã đóng cửa Đại sứ quán của họ ở Triều Tiên ngay sau vụ giết người này, đồng ý trao trả thi thể ông Kim Jong-nam để đổi lấy việc trả tự do cho các nhân viên của họ. Cựu Thủ tướng Mahathir Mohamad sau đó bày tỏ ý định mở lại Đại sứ quán ở Triều Tiên, nhưng không thực hiện được trước khi chính phủ của ông sụp đổ đầu năm ngoái.

Bộ Ngoại giao Malaysia 19.3 cho biết đã ra lệnh đóng cửa Đại sứ quán ở Triều Tiên vĩnh viễn.

malaysia-yeu-cau-nhan-vien-dai-su-quan-trieu-tien-roi-di-trong-2-ngay.jpg
Các cảnh sát tuần tra bên ngoài Đại sứ quán Triều Tiên ở Kuala Lumpur vào ngày 19.3

Sự chia rẽ cuối cùng diễn ra sau khi công dân Triều Tiên - Mun Chol Myong vào đầu tháng này thua trong cuộc chiến chống dẫn độ sang Mỹ, nơi ông bị truy nã vì cáo buộc rửa tiền liên quan đến các chuyến hàng bất hợp pháp tới Triều Tiên.

Theo hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên, Bộ Ngoại giao nước này gọi vụ dẫn độ là "hành động bất chính và tội ác nặng nề một cách phi lý" đã phá hủy "toàn bộ nền tảng của mối quan hệ song phương dựa trên sự tôn trọng chủ quyền."

Bộ Ngoại giao Malaysia bác bỏ tuyên bố này, khẳng định trường hợp Mun Chol Myong đã được xử lý theo các nguyên tắc công lý, pháp quyền và độc lập của cơ quan tư pháp.

Bộ Ngoại giao Malaysia cho biết thêm: "Chính phủ Malaysia đã phải gác lại một loạt ranh giới của CHDCND Triều Tiên để cơ quan hành pháp Malaysia can thiệp vào hệ thống tư pháp và luật pháp của chúng tôi. Các quyền của Mun Chol Myong khi bị giam giữ ở Malaysia cũng được đảm bảo và thực hiện, bao gồm quyền tiếp cận luật sư bào chữa của chính mình, cũng như được gia đình hỗ trợ lãnh sự và thăm nom".

Triều Tiên rõ ràng đã xác định vụ việc phải từ bỏ một trong số ít các quan hệ ngoại giao của họ. Theo Trung tâm Đông Tây và Ủy ban Quốc gia, Triều Tiên chỉ có 47 đại sứ quán trên toàn thế giới, bao gồm cả 8 nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (không có Brunei và Philippines).

Một báo cáo được công bố vào cuối năm 2017 của Hội đồng các vấn đề toàn cầu Chicago ghi nhận rằng nhiều người Triều Tiên đến Malaysia làm việc trong các lĩnh vực khai thác mỏ, xây dựng, nhà hàng và các lĩnh vực khác. Malaysia từng nói về việc đóng vai trò là "cửa ngõ" để Triều Tiên tiếp cận thị trường Đông Nam Á.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng "Đông Nam Á cũng là địa điểm đáng kể của hoạt động kinh tế và tài chính bất hợp pháp, với những hậu quả an ninh đáng lo ngại cả trong khu vực và xa hơn nữa".

Bài liên quan
Bộ Tư pháp buộc tội 3 hacker Triều Tiên khuynh đảo Mỹ và thế giới, đánh cắp hơn 1,3 tỉ USD
Bộ Tư pháp Mỹ đã buộc tội 3 hacker Triều Tiên vì các vụ tấn công lớn nhằm đánh cắp hơn 1,3 tỉ USD tiền và tiền điện tử, ảnh hưởng đến nhiều công ty từ ngân hàng đến hãng phim Hollywood.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
1 giờ trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bị cắt đứt quan hệ, Malaysia yêu cầu nhân viên Đại sứ quán Triều Tiên rời đi trong 2 ngày