Cạnh tranh Mỹ - Trung tại châu Á, đặc biệt là trên Biển Đông, sẽ khốc liệt hơn sau khi chính quyền Washington có động thái củng cố cam kết với khu vực.

Cạnh tranh Mỹ - Trung trên Biển Đông sẽ khốc liệt hơn

Nguyễn Cẩm Bình- 0901321282- 060113793980 | 06/01/2019, 14:20

Cạnh tranh Mỹ - Trung tại châu Á, đặc biệt là trên Biển Đông, sẽ khốc liệt hơn sau khi chính quyền Washington có động thái củng cố cam kết với khu vực.

Giới quan sát đánh giá Đạo luật Sáng kiến tái đảm bảo châu Á (ARIA) mà Tổng thống Donald Trump vừa ký ban hành báo hiệu Mỹ vẫn muốn duy trì và sẵn sàng huy động mạng lưới đồng minh cùng đối phó Trung Quốc nếu cần thiết.

Theo ARIA, Mỹ sẽ tái khẳng định hỗ trợ an ninh cho đồng minh bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc; chi 1,5 tỉUSD trong giai đoạn 2019-2023 để củng cố hiện diện; xây dựng quan hệ đối tác an ninh với Đông Nam Á.

Washington còn dự kiến phối hợp cùng đồng minh thực hiện nhiều hoạt động thể hiện tự do hàng hải trên Biển Đông lẫn biển Hoa Đông. Đạo luật cũng cho phép nước này trừng phạt bất cứ tổ chức hay chính phủ nào có hành vi đánh cắp sở hữu trí tuệ (vấn đề Mỹ - Trung mâu thuẫn sâu sắc).

ARIA được ký ban hành vào thời điểm hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đàm phán chấm dứt chiến tranh thương mại. Nhưng các nhà phân tích nhận định đây không phải chiến thuật nhằm buộc cường quốc châu Á nhượng bộ.

Tổng thống Trump ký ban hành Đạo luật Sáng kiến tái đảm bảo châu Á (ARIA) hồi đầu tuần - Ảnh: SCMP

Châu Á năm 2018 bị kéo sâu hơn vào cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tháng 11 từng cảnh báo các quốc gia Đông Nam Á về viễn cảnh phải lựa chọn giữa hai cường quốc.

Nhà nghiên cứu Colin Koh thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam (Singapore) lưu ý dù căng thẳng có giảm bớt trong thời gian gần đây, nhưng không thể đánh giá thấp khả năng ARIA làm cạnh tranh Mỹ - Trung thêm khốc liệt.

Theo nhà nghiên cứu Koh, cường quốc châu Á sắp tới sẽ “đau đầu” hơn Washington bắt tay với các đồng minh khu vực. Ông phân tích: “Có thể dự đoán rằng áp lực chiến lược không chỉ đến từ một mình nước Mỹ. ARIA nhấn mạnh đến vai trò của đối tác lẫn đồng minh của Washington”.

Tony Nash, người đứng đầu công ty nghiên cứu dữ liệu Complete Intelligence, lại cho rằng ARIA chính là thông điệp “Mỹ có bạn bè”.

“Và tình bạn này dựa trên những cam kết chính trị, kinh tế, quân sự hiện tại chứ không phải các khoản vay hàng tỉUSD. Điều này đối lập với mối quan hệ mang tính giao dịch mà Trung Quốc xây dựng thông qua Vành đai và Con đường. ARIA thể hiện cam kết của Washington với khu vực, ông Nash cho biết.

Nhà phân tích quốc phòng cấp cao Derek Grossman thuộc tổ chức Rand Corporation cũng có quan điểm tương tự. Ông còn đánh giá chính quyền Trump thực sự giận dữ khi Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng và thực hiện nhiều hoạt động gây hấn đụng chạm Mỹ lẫn đồng minh cùng đối tác, vì vậy ARIA có thể được xem là chiến lược chống lại hành vi xấu do cường quốc châu Á thực hiện.

Cẩm Bình (theo SCMP)
Bài liên quan
Trung Quốc chạy đua tích trữ chip từ Mỹ trước khi ông Trump tăng cường lệnh trừng phạt
Khi lệnh hạn chế công nghệ từ Mỹ có thể gia tăng trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, lượng mạch tích hợp Mỹ được nhập khẩu vào Trung Quốc đã tăng vọt.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
một giờ trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cạnh tranh Mỹ - Trung trên Biển Đông sẽ khốc liệt hơn