Kể từ ngày 10.3, cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ đưa vào khai thác hệ thống quản lý giao thông thông minh với tổng mức đầu tư khoảng 800 tỉ đồng.

Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây sắp có hệ thống quản lý thông minh

Phan Diệu | 04/03/2017, 23:11

Kể từ ngày 10.3, cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ đưa vào khai thác hệ thống quản lý giao thông thông minh với tổng mức đầu tư khoảng 800 tỉ đồng.

Ngày 4.3, bà Nguyễn Thị Hoài Phương - Phó giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam cho biết Tổng công ty đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa lắp đặt xong hệ thống quản lý giao thông thông minh (ITS) trên tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây với tổng mức đầu tư khoảng 800 tỉ đồng.

Theo đó, từ ngày 10.3, VEC sẽ đưa vào khai thác hệ thống quản lý giao thông thông minh trên tuyến đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Hệ thống giao thông thông minh có 16 camera giám sát (CCTV) và 52 camera thăm dò xe (VDS) được lắp dọc tuyến. Hệ thống ITS còn giúp nhân viên nhận biết mật độ lưu thông, phát hiện các sự cố (tai nạn, phương tiện hư hỏng, người đi bộ, xe dừng đỗ, đi ngược chiều, trộm cắp tài sản...) trên cao tốc một cách chính xác nhất.

Toàn bộ dữ liệu hình ảnh, video trên tuyến được truyền về Trung tâm điều hành tại quận 9 (TP.HCM) và được theo dõi xử lý 24/24, thuận lợi phối hợp xử lý vi phạm, cứu hộ, cứu nạn trên đường cao tốc.

Dự án cũng có hệ thống thông tin liên lạc không dây, liên lạc nội bộ giúp việc trao đổi thông tin, phối hợp giữa các đơn vị hiệu quả hơn; hệ thống bảng thông tin (VMS) cung cấp thông tin về điều kiện đường, thời tiết và tình trạng lưu thông trên cao tốc...

Ngoài ra, hệ thống còn có các trạm cân được lắp đặt trước các trạm thu phí Long Phước, Quốc lộ 51 và Dầu Giây để kiểm soát tải trọng tất cảxe trước khi vào đường cao tốc.

Khi đưa vào hoạt động, hệ thống được kỳ vọng sẽ tăng cường hơn nữa công tác quản lý, kiểm soát tình hình giao thông trên tuyến; giám sát hoạt động và bảo trì các loại thiết bị lắp đặt dọc tuyến trong điều kiện làm việc tốt nhất, đảm bảo cho các phương tiện lưu thông an toàn, thuận tiện, góp phần tối đa hóa hiệu quả đầu tư của dự án.

Kể từ khi thông xe kỹ thuật 20km đầu tiên (ngày 2.1.2014), tính đến nay tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đã phục vụ 30 triệu lượt phương tiện, với lưu lượng trung bình thời điểm hiện tại 37.000 - 40.000 lượt phương tiện/ngày đêm.

Vào dịp cao điểm Tết Đinh Dậu vừa qua, có ngày tuyến phục vụ tới 65.000 lượt phương tiện. Các phương tiện lưu thông trên tuyến đảm bảo an toàn, thông suốt và thuận lợi.

Việc đưa vào khai thác tuyến cao tốc này đã giúp rút ngắn một nửa khoảng cách cũng như thời gian từ TP.HCM đi các vùng lân cận. Đặc biệt, các phương tiện tiết giảm 30% chi phí vận tải so với đi theo lộ trình Xa lộ Hà Nội - Quốc lộ 51. Đồng thời, tuyến cao tốc còn góp phần kéo giảm sự cố, tai nạn giao thông và ùn tắc nghiêm trọng thường xuyên xảy ra tại cửa ngõ phía Đông Bắc TP.HCM cũng như trên tuyến Quốc lộ 1, nhất là đoạn đi qua địa bàn tỉnh Đồng Nai, nơi có mật độ dân cư đông.

Thời gian tớituyến nối giữa cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây với cao tốc Bến Lức - Long Thànhsẽ được triển khai đầu tư.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây sắp có hệ thống quản lý thông minh