Tổng thống Biden mong muốn làm cho chuỗi cung ứng linh hoạt hơn nhưng chắc chắn sẽ tốn rất nhiều chi phí.

Câu hỏi 490 tỉ USD: Thế giới có thể không phụ thuộc Đài Loan về sản xuất chip 1 năm?

Nhân Hoàng | 14/04/2021, 19:51

Tổng thống Biden mong muốn làm cho chuỗi cung ứng linh hoạt hơn nhưng chắc chắn sẽ tốn rất nhiều chi phí.

Tổng thống Joe Biden đã đưa ra tầm nhìn táo bạo về việc hồi sinh ngành công nghiệp bán dẫn của Mỹ tại hội nghị thượng đỉnh hôm 13.4 với nhà lãnh đạo các công ty bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu chip hiện tại. Đó là sự kiện đã minh chứng cho việc sản xuất chip toàn cầu tập trung vào Đài Loan.

Trong hội nghị thượng đỉnh, Tổng thống Biden đã thúc giục Quốc hội thông qua kế hoạch đầu tư 50 tỉ USD vào ngành công nghiệp bán dẫn của Mỹ, lưu ý rằng nó có sự ủng hộ từ lưỡng đảng. Bằng cách mở rộng sự hiện diện của người Mỹ trong ngành công nghiệp chip, ông Biden hy vọng sẽ làm cho chuỗi cung ứng toàn cầu linh hoạt hơn trước sự gián đoạn.

Mỹ sẽ dẫn đầu thế giới một lần nữa", Tổng thống Biden nói. Song để ngành công nghiệp này thoát khỏi sự phụ thuộc vào Đài Loan sẽ đòi hỏi sự hy sinh.

Mức độ của vấn đề xuất phát từ sự phụ thuộc vào Đài Loan đã được Hiệp hội Công nghiệp Chất bán dẫn ở Mỹ tính toán trong tháng này.

Báo cáo của Hiệp hội Công nghiệp Chất bán dẫn đã trích dẫn "kịch bản giả định cực đoan" của việc sản xuất chất bán dẫn ở Đài Loan bị ngừng hoạt động hoàn toàn trong 1 năm, gây thiệt hại 490 tỉ USD doanh thu hàng năm cho các nhà sản xuất thiết bị điện tử trên toàn cầu. Con số đó tương đương với khoảng 20% ​​tổng doanh số 2.400 tỉ USD năm ngoái, dựa trên ước tính của công ty nghiên cứu Omdia (Anh) về quy mô thị trường điện tử.

Tầm quan trọng ngày càng tăng của Đài Loan có thể thấy trong sự phát triển các xưởng đúc bán dẫn cung cấp chip cho các công ty công nghệ lớn như Apple. Theo TrendForce, nhà nghiên cứu thị trường có trụ sở tại Đài Loan, các công ty hòn đảo kiểm soát khoảng 64% thị trường đúc, riêng TSMC (nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới) nắm giữ hơn một nửa.

TSMC và các công ty cùng ngành đã tạo điều kiện cho sự trỗi dậy của các hãng chip lớn như Qualcomm, tập trung vào phát triển và thiết kế chip rồi thuê sản xuất ngoài.

Các công ty khác có xưởng đúc riêng nhưng không dựa hoàn toàn vào chúng, chẳng hạn như Renesas Electronics (Nhật Bản) cung cấp khoảng 30% sản lượng bán dẫn cho các nhà sản xuất ở Đài Loan và các nơi khác.

Điều này có nghĩa là bất kỳ sự gián đoạn nào ở Đài Loan, chẳng hạn Trung Quốc tấn công và chiếm đảo, sẽ gây ảnh hưởng mạnh đến các chuỗi cung ứng chip toàn cầu.

Nhiều công ty bán dẫn đã phải dựa vào các xưởng đúc, chủ yếu ở Đài Loan, để xử lý sản xuất cho họ.

the-gioi-co-the-giam-phu-thuoc-dai-loan-ve-san-xuat-chip-1-nam.jpg
Tổng thống Joe Biden cầm một tấm wafer silicon trong hội nghị thượng đỉnh hôm 13.4 với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp về chuỗi cung ứng chất bán dẫn

Châu Á đã trở thành trung tâm của sản xuất chất bán dẫn toàn cầu khi ngành công nghiệp này phát triển, một phần nhờ vào sự phân chia lao động quốc tế giữa thiết kế và sản xuất.

Đài Loan và Hàn Quốc cùng chiếm khoảng 43% công suất sản xuất chất bán dẫn trên toàn cầu, theo báo cáo của công ty tư vấn chiến lược Boston Consulting Group (Mỹ). Trong hai thập kỷ qua, Mỹ đã giảm 7% xuống còn 12% và bị Trung Quốc vượt qua với tỷ lệ 15%.

Việc tập trung sản xuất nhiều hơn thúc đẩy hiệu quả, nhưng các công ty đã bỏ qua việc chuẩn bị cho những rủi ro liên quan đến chính trị và thiên tai gia tăng đi kèm. Sự thiếu hụt chip toàn cầu hiện nay đã buộc các nhà sản xuất ô tô Mỹ và Nhật Bản phải thu hẹp quy mô sản xuất. Tuy nhiên, nỗ lực đưa chuỗi cung ứng đến gần nhà sẽ không miễn phí.

Hiệp hội Công nghiệp Chất bán dẫn cho biết Mỹ sẽ cần chi từ 350 tỉ đến 420 tỉ USD để xây dựng một chuỗi cung ứng chất bán dẫn tự cung tự cấp, trong khi Trung Quốc cần đầu tư từ 175 tỉ đến 250 tỉ USD. Nếu chi phí này được chuyển hoàn toàn cho khách hàng, giá chip sẽ tăng trung bình từ 35% đến 65%.

Ngành công nghiệp bán dẫn cũng có thể đối mặt với tình trạng dư cung khi nhu cầu tăng cao giảm xuống mức bình thường.

Chi phí và rủi ro này có khả năng gây ra thiệt hại lớn hơn cả sự thiếu hụt chip hiện tại. Làm thế nào để duy trì và điều phối hợp tác xuyên biên giới có thể sẽ là yếu tố quyết định để giải quyết tình thế tiến thoái lưỡng nan của chuỗi cung ứng chip.

Để hiểu rõ Tổng thống Joe Biden phải đối mặt thách thức lớn thế nào trong việc khắc phục tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn của nhà sản xuất ô tô và các ngành công nghiệp khác, hãy xem qua một con chip do ON Semiconductor (Mỹ) cung cấp cho ô tô điện mới của Hyundai Motor là IONIQ 5 trải qua những công đoạn gì. Xem chi tiết tại đây.

Bài liên quan
Huawei nói Mỹ gây khủng hoảng chip toàn cầu, khó thoát danh sách đen, đầu tư vào ngành ô tô
Huawei cho biết các lệnh trừng phạt của Mỹ đã thúc đẩy việc mua sắm trong hoảng loạn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
11 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Câu hỏi 490 tỉ USD: Thế giới có thể không phụ thuộc Đài Loan về sản xuất chip 1 năm?