Việc cấy ghép nội tạng từ những người chết do COVID-19 hiện tại hoặc trước đó có thể là an toàn.

Cấy ghép nội tạng từ những người hiến tặng mắc COVID-19 có thể an toàn

Sơn Vân | 24/03/2022, 10:30

Việc cấy ghép nội tạng từ những người chết do COVID-19 hiện tại hoặc trước đó có thể là an toàn.

Các nhóm cấy ghép từ Mỹ và Ý sẽ báo cáo điều này vào tháng tới tại cuộc họp của Đại hội châu Âu về vi sinh lâm sàng & bệnh truyền nhiễm.

Cả hai nhóm dự kiến ​​sẽ phác thảo những quy trình thử nghiệm của họ để sử dụng các cơ quan như vậy. Tiến sĩ Cameron Wolfe và Emily Eichenberger, từ Trung tâm Y tế Đại học Duke ở bang Bắc Carolina (Mỹ), sẽ khuyên rằng chỉ nên sử dụng phổi hoặc ruột nếu người hiến tặng có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 lần cuối hơn 20 ngày trước đó. Trong khi các cơ quan khác có thể được cấy ghép an toàn nếu người hiến tặng không chết vì COVID-19 hoặc đông máu quá mức.

Giáo sư Paolo Grossi của Đại học Insubria (Ý) và các đồng nghiệp từng cấy ghép gan, tim và thận từ những người hiến tặng dương tính với SARS-CoV-2.

"Khi chúng ta tiến sâu hơn vào năm 2022, cộng đồng cấy ghép chắc chắn sẽ tìm hiểu thêm về cách sử dụng các cơ quan khác nhau từ những người hiến tặng mắc COVID-19 gần đây hoặc đang hoạt động. Dù dữ liệu được công bố là đáng khích lệ nhưng sự an toàn của những người hiến tặng đã qua đời trong trường hợp này là chưa được chứng minh, dựa trên kích thước mẫu nhỏ của các nghiên cứu đã công bố”, Paolo Grossi nói.

cay-ghep-noi-tang-tu-nhung-nguoi-hien-tang-tung-mac-covid-19.jpg
Việc cấy ghép nội tạng từ những người chết do COVID-19 hiện tại hoặc trước đó có thể là an toàn

Nguy cơ bị tiểu đường loại 2 tăng sau khi mắc COVID-19

Theo hai nghiên cứu, nhiều người có thể có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường trong 1 năm sau khi được chẩn đoán mắc COVID-19.

Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ Bộ Cựu chiến binh Mỹ để theo dõi hơn 181.000 người trưởng thành mắc COVID-19 trong 1 năm sau khi âm tính. So sánh với hơn 8 triệu người không nhiễm SARS-CoV-2, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trong số 1.000 người có 13 trường hợp mắc bệnh tiểu đường trong số bệnh nhân COVID-19 sau 12 tháng hồi phục.

Nhóm từng mắc COVID-19 cũng có thêm 12 trên 1.000 người bắt đầu dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường.

Nhìn chung, cứ 100 người mắc COVID-19 thì có 2 người bị bệnh tiểu đường trong năm sau đó, theo Ziyad Al-Aly thuộc Hệ thống Chăm sóc Sức khỏe VA St. Louis (Mỹ).

Ziyad Al-Aly nói với Reuters rằng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn rõ ràng ngay cả ở những người bị COVID-19 nhẹ hoặc không có triệu chứng và cả ở những người không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào khác của bệnh tiểu đường.

Trong nghiên cứu riêng biệt trên 35.865 người mắc COVID-19 được công bố tuần trước trên Tạp chí Diabetologia, các nhà khoa học phát hiện ra nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường cao hơn 28% so với nhóm nhiễm trùng đường hô hấp trên không phải do COVID-19.

Gần như tất cả trường hợp mới trong cả hai nghiên cứu đều là bệnh tiểu đường loại 2, đôi khi có thể được kiểm soát bằng cách giảm cân và thay đổi chế độ ăn uống. Các tác giả đều khuyến cáo những người sống sót sau COVID-19 có các triệu chứng của bệnh tiểu đường, chẳng hạn như khát nước hoặc đi tiểu thường xuyên nên đi khám.

Tác động lên tâm thần kinh không phải riêng với COVID-19 nghiêm trọng

Một nghiên cứu mới cho thấy các vấn đề về thần kinh, tâm thần và nhận thức thường được báo cáo bởi những bệnh nhân nhập viện vì nhiễm SARS-CoV-2 nặng, nhưng vấn đề đó không chỉ xảy ra với những người sống sót sau khi mắc COVID-19.

Các nhà nghiên cứu ở Đan Mạch đã so sánh 85 bệnh nhân sống sót sau khi mắc COVID-19 và 61 người đối chứng mắc bệnh không phải COVID-19 phù hợp với tuổi, giới tính, tình trạng nhập viện chăm sóc đặc biệt.

6 tháng sau khi mắc COVID-19 lần đầu, "gánh nặng tổng thể của các chẩn đoán, triệu chứng tâm thần kinh và thần kinh xuất hiện tương tự nhau ở hai nhóm”, theo báo cáo được công bố trên Tạp chí JAMA Psychiatry.

Các nhà nghiên cứu nói suy giảm nhận thức còn tồi tệ hơn ở những người sống sót sau khi mắc COVID-19, nhưng sự khác biệt tuyệt đối là rất nhỏ.

Họ chỉ ra rằng các triệu chứng tâm thần kinh và nhận thức dai dẳng được biết đến sau những lần nhập viện liên quan đến các cơn đau tim, đáp ứng miễn dịch bị kích hoạt quá mức và nằm trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt.

Họ nói những phát hiện từ nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bao gồm các nhóm đối chứng phù hợp khi điều tra hậu quả do COVID-19.

Bài liên quan
Nghiên cứu mới chỉ ra người từng nhiễm Omicron BA.1 dễ tái nhiễm BA.2
Người chưa tiêm vắc xin COVID-19 nhiễm BA.1 thiếu các kháng thể cần thiết để ngăn ngừa tái nhiễm BA.2.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
3 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cấy ghép nội tạng từ những người hiến tặng mắc COVID-19 có thể an toàn