Người chưa tiêm vắc xin COVID-19 nhiễm BA.1 thiếu các kháng thể cần thiết để ngăn ngừa tái nhiễm BA.2.

Nghiên cứu mới chỉ ra người từng nhiễm Omicron BA.1 dễ tái nhiễm BA.2

Sơn Vân | 18/03/2022, 22:25

Người chưa tiêm vắc xin COVID-19 nhiễm BA.1 thiếu các kháng thể cần thiết để ngăn ngừa tái nhiễm BA.2.

Một nhóm các nhà khoa học cho rằng khả năng lây lan vi rút dễ dàng hơn từ người này sang người khác do biến thể BA.2 đang lưu hành rộng rãi gây ra.

Kết luận đó về BA.2 được giải thích trong báo cáo ngắn gọn trên Tạp chí Y học New England. Theo phát hiện của nhóm nghiên cứu, BA.2 chỉ tốt hơn một chút so với BA.1 (biến thể Omicron ban đầu) trong việc né tránh khả năng bảo vệ của vắc xin COVID-19.

Cả BA.1 và BA.2 đều có nhiều đột biến, nhưng mỗi dòng sở hữu một vài đột biến mà dòng kia không có. Ví dụ BA.2 thiếu một đột biến thuộc về BA.1 và phiên bản Omicron khác, giúp dễ dàng phân biệt với Delta. Thế nên, BA.2 có biệt danh là Omicron "tàng hình".

Các nhà dịch tễ học đang xem xét BA.1 và BA.2 cạnh tranh với nhau trong cuộc đua lây nhiễm cho người để biết dòng nào chiến thắng. Thế nhưng, các nhà khoa học nghiên cứu sự tiến hóa của vi rút SARS-CoV-2 không chỉ muốn hiểu biến thể nào chiến thắng mà còn là lý do tại sao. Khi hiểu rõ hơn về cách các đột biến riêng lẻ thay đổi hành vi của vi rút SARS-CoV-2, họ có thể chuẩn bị tốt hơn cho sự thay đổi gen tiếp theo của nó.

BA.2 đang có bước tiến vững chắc so với BA.1 ở Vương quốc Anh và  có thể liên quan đến sự bùng phát dịch ở đây cùng các nước châu Âu khác.

BA.1 vẫn là biến thể thống trị ở Mỹ (đã xuất hiện từ đầu tháng 1.2022), nhưng BA.2 hiện chiếm 23,1% ca mắc COVID-19 mới tại đây, theo ước tính của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC). Một tuần trước đó, BA.2 chiếm 13,7% các ca mắc COVID-19 mới ở Mỹ.

doi-tuong-nhiem-omicron-ba-1-de-tai-nhiem-ba-2.jpg
BA.2 đang vượt BA.1 ở nhiều nước trên thế giới

Với sự hiểu biết ngày càng tăng của các nhà khoa học về hành vi SARS-CoV-2 cũng như vị trí các đột biến, vũ khí chính của BA.1 lẫn BA.2 được cho là né tránh miễn dịch và khả năng lây truyền nhanh.

Nếu trở nên tốt hơn trong tránh sự bảo vệ từ việc khỏi COVID-19 (miễn dịch tự nhiên) hoặc vắc xin, BA.1 lẫn BA.2 làm số ca tăng vọt bằng cách lây nhiễm cả ở những người đã có khả năng miễn dịch.

Nếu không phải vậy thì lời giải thích thay thế tốt nhất là SARS-CoV-2 đã cải thiện khả năng lây lan và có thể làm được điều đó bằng nhiều cách:

+ Có lẽ biến thể mới gây ra nhiều ca nhiễm không triệu chứng hơn, nên những bệnh nhân COVID-19 tiếp tục phát tán vi rút và lây cho người khác.

+ Có lẽ biến thể mới tồn tại lâu hơn trong không khí và có nhiều cơ hội tìm thấy vật chủ mới hơn.

+ Có lẽ biến thể mới nhân lên nhiều hơn ở mũi và miệng, nơi vi rút được thải ra thường xuyên và lây cho người khác.

Để tìm hiểu, các nhà khoa học từ Hiệp hội Massachusetts sẵn sàng cho tác nhân gây bệnh (Mỹ) đã bắt đầu tìm hiểu xem liệu BA.2 có lây nhiễm mạnh hơn ở những người đã có miễn dịch từ vắc xin COVID-19 hay từng nhiễm SARS-CoV-2 trước đó không.

Omicron có khả năng tránh được miễn dịch của những người đã tiêm vắc xin dễ dàng hơn so với chủng SARS-CoV-2 ban đầu (ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc) lẫn biến thể Alpha, Delta.

Các nhà nghiên cứu đã điều tra xem liệu BA.2 có cải thiện hơn nữa khả năng tránh vắc xin so với BA.1 không. Các nhà nghiên cứu tuyển chọn 24 người khỏe mạnh và lấy mẫu máu của họ 3 lần: Sau khi tình nguyện viên nhận 2 liều vắc xin Pfizer-BioNTech; 6 tháng sau khi tiêm 2 liều và khả năng miễn dịch suy yếu; 2 tuần sau khi tiêm một mũi tăng cường.

Trong một phòng thí nghiệm, họ đưa huyết tương những người đó chống lại chủng SARS-CoV-2 ban đầu, BA.1 và BA.2. Sau đó, họ đo đáp ứng kháng thể trung hòa.

Các tác giả nhận thấy rằng BA.2 tốt hơn BA.1 một chút trong việc vượt qua hệ thống miễn dịch của những người đã tiêm 2 và 3 liều vắc xin Pfizer-BioNTech.

Ở những người đã tiêm 3 liều vắc xin Pfizer-BioNTech, mức độ kháng thể trung hòa (các protein miễn dịch ngăn ngừa nhiễm vi rút) chống lại BA.1 cao hơn khoảng 40% so với khi chống BA.2.

Tiến sĩ Dan Barouch tại Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess của Trường Y Harvard (Mỹ), một trong những tác giả của báo cáo mới, nói: “Những điều này rất khác so với những thay đổi mà chúng tôi đã thấy giữa biến thể Alpha và Delta, hoặc khi Omicron vượt qua Delta. Đó là sự khác biệt 20 và 40 lần. Chúng tôi thực sự đang nói về khác biệt về mức độ kháng thể trung hòa".

Trong trường hợp này, sự khác biệt về mức độ kháng thể trung hòa giữa chống BA.1 và BA.2 có nghĩa là nếu đưa một nhóm lớn đã tiêm vắc xin và nhận mũi tăng cường đến nơi lưu hành cả hai biến thể Omicron này, bạn sẽ thấy BA.2 lây nhiễm cho nhiều người hơn BA.1. Nếu để những người dự tiệc tiếp xúc với SARS-CoV-2 gốc và Omicron, Omicron có thể gây ra hầu hết ca mắc COVID-19.

Theo Statens Serum Institut (SSI) – Cơ quan bệnh truyền nhiễm hàng đầu Đan Mạch, BA.2 có khả năng lây lan nhanh hơn 1,5 lần so với BA.1. Không những thế, BA.2 lây nhiễm mạnh hơn ở những người đã tiêm 2 hay 3 mũi vắc xin so với BA.1.

Trong một thử nghiệm với 8 người gần đây nhiễm Omicron (BA.1 được cho là thủ phạm), hầu hết trong số họ đều có mức kháng thể cao chống lại BA.2. Chỉ 1 người (chưa tiêm vắc xin COVID-19) nhiễm BA.1 gần đây thiếu các kháng thể cần thiết để ngăn ngừa tái nhiễm BA.2.

Phát hiện đó cho thấy với nhiều người Mỹ đã tiêm vắc xin nhiễm BA.1 trong đợt dịch vừa qua, BA.2 không có khả năng gây ra làn sóng nhiễm đột phá mới.

Vì thế, các nhà khoa học cho biết khả năng rõ ràng của BA.2 để vượt BA.1 "có lẽ liên quan đến việc tăng truyền nhiễm hơn là thoát khỏi miễn dịch".

Đó là sự khởi đầu của cuộc điều tra, không phải là kết thúc. Từ đây, các nhà khoa học muốn khám phá chính xác cách thức cách BA.2 đã xoay sở để làm cho bản thân nó có khả năng truyền nhiễm tốt hơn BA.1.

Bài liên quan
Người nhiễm Omicron phát tán vi rút trong bao lâu kể từ khi có triệu chứng?
Theo một nghiên cứu nhỏ, bệnh nhân nhiễm biến thể Omicron nhẹ có thể lây vi rút cho người khác trong 6 đến hơn 8 ngày kể từ khi có triệu chứng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trung ương Đảng đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi các chức vụ
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nghiên cứu mới chỉ ra người từng nhiễm Omicron BA.1 dễ tái nhiễm BA.2