Các quan chức hàng đầu của Liên minh châu Âu và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ký kết một thỏa thuận đầu tư kinh doanh vào 30.12 bất chấp quan ngại từ Mỹ.

Châu Âu và Trung Quốc thực hiện cú bắt tay lịch sử bất chấp quan ngại từ Mỹ

Anh Tú | 31/12/2020, 07:57

Các quan chức hàng đầu của Liên minh châu Âu và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ký kết một thỏa thuận đầu tư kinh doanh vào 30.12 bất chấp quan ngại từ Mỹ.

Giữa những lo ngại về tình hình nhân quyền ở Trung Quốc, EU cho biết các cuộc đàm phán kéo dài 7 năm đã được kết thúc "về nguyên tắc" trong một hội nghị trực tuyến có sự tham gia của ông Tập, chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và chủ tịch Hội đồng EU Charles Michel.

tq-eu.jpeg
Hội nghị trực tuyến

Theo EU, Thủ tướng Đức Angela Merkel - quốc gia giữ quyền chủ tịch luân phiên của EU - và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng tham gia vào các cuộc thảo luận với chủ tịch Trung Quốc.
“Chúng tôi mở cửa kinh doanh nhưng chúng tôi gắn bó với nhau, sân chơi bình đẳng và tôn trọng các giá trị”, bà von der Leyen nói.
Hội nghị trực tuyến đã khởi động quá trình phê chuẩn dự kiến sẽ mất vài tháng vì văn bản của thỏa thuận vẫn cần được xem xét và chuẩn hoá pháp lý trước khi được Hội đồng EU thông qua. Để có hiệu lực, thỏa thuận sau đó sẽ cần được Nghị viện Châu Âu phê chuẩn và vấn đề nhân quyền có thể là một điểm mấu chốt.
Theo EU, thỏa thuận được làm trung gian sau khi Trung Quốc cam kết theo đuổi việc phê chuẩn các quy tắc của Tổ chức Lao động Quốc tế về cưỡng bức lao động.

Hôm thứ ba, 29.12, EU bày tỏ quan ngại về "những hạn chế đối với quyền tự do ngôn luận, quyền tiếp cận thông tin, đe dọa và giám sát các nhà báo, cũng như việc giam giữ, xét xử và kết án những người bảo vệ nhân quyền, luật sư và trí thức ở Trung Quốc".

Macron nhấn mạnh "mối quan tâm" của các quốc gia EU về nhân quyền và kêu gọi "đóng cửa các trại cải tạo". Ông cũng lên tiếng ủng hộ "các biện pháp nhằm cấm cưỡng bức lao động" và mong muốn có "chuyến thăm của các chuyên gia độc lập từ Liên Hợp Quốc."
EU hy vọng thỏa thuận, được gọi là CAI, sẽ giúp điều chỉnh sự mất cân bằng trong tiếp cận thị trường và tạo ra cơ hội đầu tư mới cho các công ty châu Âu tại Trung Quốc bằng cách đảm bảo họ có thể cạnh tranh bình đẳng khi hoạt động ở thị trường đông dân nhất thế giới. Các công ty EU phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc vốn có thể nhận được sự hỗ trợ của chính phủ và khả năng tiếp cận tài chính dễ dàng hơn.

EU cho biết: “EU có truyền thống cởi mở hơn nhiều so với Trung Quốc đối với đầu tư nước ngoài. Điều này đúng đối với đầu tư nước ngoài nói chung. Trung Quốc hiện cam kết mở cửa với EU trong một số lĩnh vực chính”.

Theo các số liệu của EU, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU sau Mỹ và EU là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Trung Quốc và châu Âu giao dịch trung bình trên 1 tỉ euro mỗi ngày.

Tân Hoa Xã dẫn lời ông Tập cho biết Trung Quốc và EU đã “vượt qua thách thức” bất chấp tác động của đại dịch coronavirus. Ông Tập cho biết thỏa thuận này sẽ mở ra khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn và “triển vọng hợp tác tươi sáng hơn”.

Trung Quốc rất quan trọng đối với Đức, nơi các công ty như BMW, Daimler và Volkswagen thu một phần lớn lợi nhuận của họ trên thị trường xe hơi lớn nhất thế giới. Tổng giám đốc của Liên đoàn các ngành công nghiệp Đức, Joachim Lang, cho biết thỏa thuận là “một bước tiến quan trọng” nhưng nói thêm rằng “điều quyết định hơn là cách chính phủ Trung Quốc thực hiện những cải tiến này trên thực tế và liệu các cơ chế thực hiện theo kế hoạch có hiệu lực hay không”.
Khối 27 quốc gia cho biết đây là thỏa thuận  tham vọng nhất mà Trung Quốc từng đồng ý với nước thứ ba và sẽ cho phép EU tiếp cận bổ sung vào nhiều lĩnh vực bao gồm lĩnh vực ô tô điện và xe hybrid, cũng như các bệnh viện tư nhân, dịch vụ viễn thông, tài chính, các dịch vụ liên quan đến vận tải hàng hải và vận tải hàng không.

Nhưng thoả thuận này có khả năng gây căng thẳng với chính quyền của Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden chỉ vài tuần sau khi EU đề xuất một cuộc đối thoại xuyên Đại Tây Dương để giải quyết “thách thức chiến lược quốc tế do sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc”.

eu.jpeg
Chủ tịch Hội đồng EU Charles Michel

Tuy nhiên, EU cho biết thỏa thuận đầu tư sẽ mang lại cho EU mức độ tiếp cận thị trường ở Trung Quốc giống như Mỹ và khẳng định rằng thỏa thuận này sẽ mang lại lợi ích cho các đối tác thương mại khác bằng cách khiến Trung Quốc phải cam kết các tiêu chuẩn ứng xử cao.

Bắc Kinh nhấn mạnh mối quan hệ kinh doanh và đầu tư với châu Âu vào thời điểm đang căng thẳng với Washington về tham vọng phát triển kinh tế của Trung Quốc và trong bối cảnh xuất hiện các cáo buộc hoạt động gián điệp đã làm gián đoạn khả năng tiếp cận thị trường và công nghệ của Mỹ. Ông Tập không đề cập đến cuộc chiến thuế quan của Trung Quốc với Washington nhưng viện dẫn thương mại tự do và chủ nghĩa đa phương như một lời chỉ trích gián tiếp đối với các chính sách “Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Donald Trump vốn từ chối các thỏa thuận đa quốc gia.

Ông Tập bày tỏ hy vọng rằng châu Âu sẽ "tuân thủ tự do thương mại" và tạo ra một môi trường không phân biệt đối xử cho các nhà đầu tư Trung Quốc. Tân Hoa Xã cho biết ông lưu ý Trung Quốc và châu Âu đều "ủng hộ chủ nghĩa đa phương".

Bắc Kinh đã bất thành trong nỗ lực kêu gọi Pháp, Đức và các chính phủ khác làm đồng minh chống lại Washington. Châu Âu tuy chỉ trích việc tăng thuế quan của Trump và các chiến thuật khác nhưng lặp lại những lời phàn nàn của Mỹ rằng Bắc Kinh vi phạm các cam kết mở cửa thị trường và tìm cách đánh cắp hoặc gây áp lực không thích hợp buộc các công ty nước ngoài phải chuyển giao công nghệ.
EU cho biết thỏa thuận, gồm cả các điều khoản giải quyết tranh chấp, sẽ tăng tính minh bạch với các khoản trợ cấp của nhà nước Trung Quốc và biến phát triển bền vững trở thành yếu tố quan trọng trong mối quan hệ giữa EU và Trung Quốc.

Thỏa thuận cũng gồm các quy tắc rõ ràng chống lại việc ép buộc chuyển giao công nghệ, một thực tế mà châu Âu cho rằng Bắc Kinh yêu cầu các nhà đầu tư nước ngoài chia sẻ công nghệ của họ để đổi lấy quyền tiếp cận thị trường.

Dù phải nhượng bộ vài thứ nhưng Trung Quốc tỏ ra rất hài lòng. Tân Hoa xã đưa tin: Thỏa thuận cho thấy “bất chấp những khác biệt về một số vấn đề”, hai bên “có ý chí chính trị để tăng cường đối thoại và làm hợp tác sâu sắc hơn”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Châu Âu và Trung Quốc thực hiện cú bắt tay lịch sử bất chấp quan ngại từ Mỹ