Trung Quốc đang chạy đua trở thành quốc gia hàng đầu thế giới về số di sản thế giới. Dù vậy, chuyện bảo tồn di sản thế giới ở Trung Quốc bị xếp vào hàng thứ yếu. Chính quyền địa phương chỉ “nhiệt tình” lo bán vé giá cao cho khách tham quan.

Chạy đua tăng trưởng kinh tế bằng di sản UNESCO, bất chấp công tác bảo tồn

Trung Trực | 27/07/2016, 17:36

Trung Quốc đang chạy đua trở thành quốc gia hàng đầu thế giới về số di sản thế giới. Dù vậy, chuyện bảo tồn di sản thế giới ở Trung Quốc bị xếp vào hàng thứ yếu. Chính quyền địa phương chỉ “nhiệt tình” lo bán vé giá cao cho khách tham quan.

BáoThe Straits Times (Singapore) ngày 26.7 đưa tingần đây có hai địa danh lịch sử Trung Quốc được đưa vào danh sách di sản thế giới của Tổ chức Giáo dục-khoa học-văn hóa LHQ (UNESCO), nâng tổng số địa danh lịch sử Trung Quốc lên 50 địa chỉ.Ngoài ra còn có54 địa chỉ khác đang chờ duyệt.

Ráo riết kinh doanh di sản thế giới

UNESCO công nhận các địa danh văn hóa-lịch sử của Trung Quốclà niềmtự hào dân tộc nhưng trong những năm gần đây đã trở thànhmối lo ngại.

Các di sản thường tràn ngập khách tham quan và ngay sau đó đơn vị quản lý di sản nhanh chóng tăng giá vé tham quan.

Ví dụ: Vườn Cổ Tô châu ở tỉnh Hồ Nam đãnâng giá vé từ 376 nhân dân tệ (76 USD) từ năm 2004 so với 98 nhân dân tệnăm 1997, thời điểm địa danh này được UNESCO công nhận di sản thế giới.

Giávé tăng khiếndu khách giận dữ vì giá vé tham quan các địa chỉ disản thế giới UNESCO ở nước này cao hơn ởcác nước khác.Như giá vé tham quan công viên quốc gia Yellowstone ở Mỹ suốt 7 ngày chỉ tương đương74 nhân dân tệ(16 USD).

Giá vé rẻ nhất là véở khu bảo tồn thiên nhiên Thần Nông Giá (tên một nhà thông thái thời cổ Trung Hoa) ởphía tây tỉnh Hồ Bắc là 245 nhân dân tệvà có hiệu lực trong 3 ngày.

Đây là khu rừng nguyên sinh lớn nhất miền trung Trung Quốc vớinhiều loài động vật quý, trong đó cóhơn 1.300 con khỉ lông vàng.

Các chính quyền địa phương nại rằng nênbán vé giá cao vì phải chi rất nhiều tiền xin UNESCO công nhận là di sản thế giới và cần thu hồi vốn.

Trong 1,2 tỉ nhân dân tệdo 7 thành phố miền trung Trung Quốc chi để khu địa chất Đan Hạ được công nhận di sản thế giới UNESCO năm 2010, một huyện nọ ở tỉnh Hồ Nam phảiđóng 450 triệu nhân dân tệ, nhiều gấp đôi so với nguồn thu hàng năm 200 triệu nhân dân tệcủa huyện.

Một mối quan ngại khác là nhiều cán bộ thường bỏ mặc, “xù” lời hứa bảo tồn di sản sau khi địa chỉ mà họ vận động được UNESCO công nhận.

Hậu quả là nhiều địa chỉ di sản thế giới UNESCO của Trung Quốc trở thành đối tượng của công tácquy hoạch nghèo nàn khiếnUNESCO đã phải lên tiếng cảnh cáo.

Năm 1992, khu di tích Vũ Lăng Nguyên (Hồ Nam) được UNESCO công nhận di sản thế giới. Chỉ 6 năm sau, đã có 400 khách sạn-nhà hàng, hàng trăm cửa hiệu và cơ sở dịch vụ mọc lên trên diện tích 39 km vuông quanh địa chỉ văn hóa này.

Lấy di sản thế giới đểchạy đua tăng trưởng kinh tế

Các chuyên gia về di sản đã chỉ ra rằngviệc được UNESCO công nhận di sản thế giới có thể gây thiệt hại lớn cho một địa chỉ di sản mới thay vì mang lại lợi ích.

Tại cuộc họp lần thứ 40 (ngày 17.7), Ủy ban Di sản thế giới UNESCO đã quyết đưa khu bảo tồn thiên nhiên Thần Nông Giá vào danh sách các địa chỉ di sản thiên nhiên, nhưng cũng tỏ bày lo ngại sức ép từ ngành du lịch lên địa chỉ này.Một sân bay mới đã được xây năm 2014 để đón đầunhu cầu du lịch.

Chủ tịch huyện Thần Nông Giá, ông Lý Phát Bình từng hứa sẽ nỗ lực bảo tồn để xoa dịulo ngại của UNESCO và để địa chỉ này được UNESCO công nhận.

Mối lo ngại này không hề nổi lên trong thời gian đầu khi Trung Quốc thông qua Công ước Bảo tồn di sản thế giới và di sản thiên nhiên hồi năm 1985.

Quá trình thay đổi bắt đầu vào năm 1997sau khi UNESCO công nhận hai thị trấn cổ Bình Dao (tỉnh Sơn Tây) và Lệ Giang (tỉnh Vân Nam).

Kinh tế địa phương tăng trưởng mạnh.Du khách đến Bình Dao tăng mạnh 300% năm 1998. Đến năm 2000, chính quyền huyện đạt nguồn thu hàng năm tăng gấp 3 lần.

Theo chuyên giaTrần Thâm, hậu quả là các địa chỉ di sản thế giới UNESCO ở Trung Quốc trở thành các điểm kiếm ngoại tệ.

Từ đóchính quyền địa phương háo hức đăng ký với UNESCO để được công nhận di sảnthay vì tập trung lo bảo tồn.

Tình hình được cải thiện sau năm 2001 khi UNESCO ra quy định mới: Mỗi quốc gia chỉ được công nhận một địa chỉ mỗi năm.

Đến năm 2004, quy định trên được nới lỏng, mỗi năm mỗi nước được công nhận một địa chỉ di sản văn hóa và một địa chỉ di sản thiên nhiên.

Núi đá nghệ thuật Tả Giang Hoa Sơn- Ảnh: THX

Đề xuất một đạoluật vềbảo tồn di sản thế giới UNESCO

Công bằng mà nói, mọi sự đãđược cải thiện nhờ giới truyền thông chú ý các di sản bị quản lý tồi. Chính quyền địa phương cũng ý thức hơn về việc kéo giảm tác động của du khách.

Khu bảo tồn Thần Nông Giá năm nay qui định sẽ chỉ đón 798.000 lượt khách tham quan. Một quan chức lãnh đạo địa phương nói số liệu căn cứ vào kết quảphân tích môi trường và khả năng cơ sở hạ tầng du lịch của địa phương.

Cơ quan quản lý di sản văn hóa Sơn Tây đãtính chuyện lập các mặtbằngtham quan để ngăn du khách sờ vào núi đá nghệ thuật Tả Giang Hoa Sơn.

Địa chỉ này rộng 6.621 ha, gồm 38 điểm trưng bày hơn 1.900 hòn đá nghệ thuật tạc trên núi Hoa Sơn dọc sông Tả Giang.

Các đá mô tả cuộc sống và các lễ nghi của dân tộc Lạc Việt, tổ tiên của dân tộc Choang trong thời Chiến quốc (từ năm 475 đến năm 221 trước Công nguyên) và triều đại Đông Hán (năm 25 đến năm 200 Công nguyên).

Cũng có nhiềuví dụ tích cực về các địa chỉ di sản UNESCO được quản lý bền vững đã giúp tăng trưởng kinh tế địa phương.

Một chủ nhà trọ ở khu di sản thế giới núi Võ Di (tỉnh Phúc Kiến, được công nhận năm 1999) cho biết chính quyền địa phương tuân thủ các tiêu chuẩn cao để không bị xóa tên khỏidanh sách di sản thế giới của UNESCO.

Dù vậy, các chuyên gia di sản nói còn phải làm nhiều việc. Giáo sư Hạ Vân Cao, chủ nhiệm Viện Di sản thiên nhiên và văn hóa thuộc Đạihọc Nam Kinh, đề nghị soạn một đạoluật bảo vệ các địa chỉ di sản thế giới UNESCO như Ý đã làm..

Giáo sư Hạ đánhgiáluật này là cần thiết để bảo đảm chính quyền địa phương không khai thác quá đángcác địa chỉ di sản.

Trung Trực (theo The Straits Times)
Bài liên quan
Phó chủ tịch Trung Quốc dự lễ nhậm chức của ông Trump
Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo cử Phó chủ tịch Hàn Chính sang dự lễ nhậm chức ngày 20.1 của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, đánh dấu lần đầu tiên một nhân vật cấp lãnh đạo của nước này hiện diện tại sự kiện như vậy.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
2 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chạy đua tăng trưởng kinh tế bằng di sản UNESCO, bất chấp công tác bảo tồn