Cây viết James Cameron nhận định trên Washington Post rằng Nga có thể kích hoạt vũ khí hạt nhân dưới lòng đất hoặc trên không tại bãi thử Novaya Zemlya ở Bắc Cực hay ném vào nơi không dân cư gần Ukraine như Biển Đen để răn đe phương Tây.

Chiến thuật "vũ khí hạt nhân mơ hồ" của Nga sẽ thành hiện thực nếu phương Tây cố ý vượt lằn ranh đỏ

Tá Nhu | 25/09/2022, 08:11

Cây viết James Cameron nhận định trên Washington Post rằng Nga có thể kích hoạt vũ khí hạt nhân dưới lòng đất hoặc trên không tại bãi thử Novaya Zemlya ở Bắc Cực hay ném vào nơi không dân cư gần Ukraine như Biển Đen để răn đe phương Tây.

Trong bài phát biểu trước toàn dân của Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 21.9, người đứng đầu điện Kremlin đã 2 lần nhắc đến vũ khí hạt nhân khi đưa ra lời cảnh báo. Lần cảnh báo thứ nhất là dành cho phương Tây: “Tôi muốn nhắc nhở những ai tự cho phép mình tuyên bố như vậy (đe dọa hạt nhân) với Nga rằng, đất nước chúng tôi có nhiều phương tiện hủy diệt khác nhau, trong đó có một số thành phần hiện đại hơn so với các nước NATO. Nếu sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước chúng tôi bị đe dọa, chúng tôi chắc chắn sẽ sử dụng tất cả các phương tiện theo ý mình để bảo vệ nước Nga và người dân của chúng tôi. Đây không phải là cách nói phóng đại đâu".

Lần cảnh báo thứ hai là trấn an công dân Nga: “Tôi nhấn mạnh lại điều này: các công dân Nga có thể vững tin rằng, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc của chúng ta, nền độc lập và tự do của chúng ta sẽ được giữ vững bằng tất cả các phương tiện hiện có của chúng ta. Còn những ai đang mưu toan đe dọa chúng ta bằng vũ khí hạt nhân nên biết rằng đón đáp trả sẽ ngay lập tức giáng xuống đầu họ”.

Trước suy đoán lo lắng của phương Tây, Bộ Ngoại giao Nga khẳng định nước này không sử dụng vũ khí hạt nhân để đe dọa bất kỳ ai nhưng lại cảnh báo Mỹ đừng can thiệp vào Ukraine.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov 23.9 cho biết: "Chúng tôi giải thích rằng chúng tôi không đe dọa bất cứ ai bằng vũ khí hạt nhân. Nga cũng cảnh báo phương Tây về những rủi ro nếu can thiệp vào Ukraine, đồng thời thúc giục Mỹ tránh tạo ra tình huống có thể gây ra xung đột trực tiếp với Nga".

Lời cảnh báo hạt nhân không chỉ nhạy cảm trong bối cảnh thế giới đánh sự kiện 60 năm khủng hoảng tên lửa Cuba đẩy Trái đất sát mép chiến tranh hạt nhân giữa Xô – Mỹ mà còn nóng bỏng liên quan đến tình hình Ukraine.

Trước quyết tâm từ Nga, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cảnh báo, việc Nga sử dụng các vũ khí hạt nhân sẽ "thay đổi bộ mặt chiến tranh không giống bất kỳ thứ gì từng diễn ra kể từ Thế chiến II". Ông cũng tuyên bố, mức độ Nga sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ quyết định phản ứng của Mỹ. Nhưng liệu Mỹ có thể phản ứng thế nào?

Mỹ và Nga nắm giữ 90% kho dự trữ gần 13.000 vũ khí hạt nhân của thế giới. Cả hai đều không có khả năng quét sạch kho vũ khí hạt nhân của đối phương trong một cuộc tấn công phủ đầu. Cả hai nước đều hiểu rằng bất kỳ việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến lược nào cũng sẽ dẫn đến một cuộc phản công hạt nhân và dẫn đến cuộc “trao đổi hạt nhân” kết thúc luôn nền văn minh nhân loại.

Tuy nhiên, vũ khí hạt nhân chiến thuật với khối lượng đầu đạn thấp mang lại sự mơ hồ cao hơn, làm tăng khả năng một quốc gia có thể nghĩ rằng họ có thể sử dụng mà không khiến leo thang đến mức không thể xuống thang như vũ khí hạt nhân chiến lược. Chẳng hạn như sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật sức phá thấp để tấn công một mục tiêu quân sự biệt lập, nơi có ít dân thường bị tổn hại. Một khả năng khác là một cuộc tấn công mang tính “trình diễn”, không có bất kỳ tiện ích quân sự nào. Ví dụ, Nga có thể cho nổ vũ khí hạt nhân trên Biển Đen hay thậm chí là Bắc cực cũng đủ để đưa ra răn đê với các nước NATO về vấn đề Ukraine.

Bởi vì vũ khí hạt nhân chiến thuật được coi là "có thể sử dụng được" hơn, chúng làm tăng nguy cơ chiến tranh hạt nhân cục bộ mà phương Tây cũng không muốn mạo hiểm tham gia. Đây chính là điều phương Tây đặc biệt lo ngại nhất là khi Nga đề cập việc dùng để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ chứ không còn dùng để trả đũa hạt nhân như cách hiểu bấy lâu nay.

Trong khi đó, ông Mykhailo Podolyak, cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi: "Các quốc gia hạt nhân khác cần tuyên bố rõ ràng, ngay sau khi Nga, dù chỉ nghĩ tới việc tiến hành cuộc tấn công hạt nhân trên lãnh thổ nước ngoài - trong trường hợp này là ở lãnh thổ Ukraine - thì sẽ có các cuộc tấn công hạt nhân đáp trả nhanh chóng để phá hủy địa điểm phóng hạt nhân của Nga”.

Nhưng lời kêu gọi đó không được đáp lại, không nước nào dám công khai tuyên bố đe dọa hạt nhân với Nga. Vấn đề đau đầu cho phương Tây là Nga và Ukraine sẽ có cách nhìn nhận về lãnh thổ rất khác nhau, đặc biệt là thời gian tới khi 4 tỉnh Luhansk, Donestk, Kherson và Zaporozhye hoàn tất việc sáp nhập vào Nga. Phương Tây không thể mạo hiểm leo thang hạt nhân với Nga chỉ vì lời kêu gọi từ Ukraine.

Dù thế nào thì Nga mới là bên có nút phóng hạt nhân nên lời nói của họ sẽ gây được chú ý trước tâm lý rất thận trọng của phương Tây.

Phương Tây cũng khó dám đấu  vũ khí hạt nhân với Nga, kể cả cấp chiến thuật. Trang UcsUSA của Mỹ cho biết Mỹ chỉ có khoảng 200 quả bom hạt nhân chiến thuật với lượng nổ có thể điều chỉnh từ 0,3 đến 170 kiloton (để so sánh thì ta nên biết sức công phá của quả bom ném xuống Hiroshima là 15 kiloton). Lầu Năm Góc triển khai khoảng 100 quả bom trong số đó, được gọi là B61, tại 5 quốc gia châu Âu: Ý, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Bỉ và Hà Lan. 

Trong khi đó, Nga có gần 2.000 vũ khí hạt nhân chiến thuật với sức công phá đa dạng, từ rất thấp đến hơn 100 kiloton. Chúng có thể được phóng đi từ các phương tiện hàng không, tàu thủy và các hệ thống trên mặt đất, một số hệ thống còn có thể gắn vào vũ khí thông thường. 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 2: Những giọt nước nghĩa tình
2 giờ trước Bảo vệ môi trường
Bước vào cao điểm mùa khô, vùng ĐBSCL hiện có hơn 50.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt. Nguồn nước khan hiếm khiến cho bà con gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, sinh hoạt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chiến thuật "vũ khí hạt nhân mơ hồ" của Nga sẽ thành hiện thực nếu phương Tây cố ý vượt lằn ranh đỏ