Tốc độ tăng trưởng kinh tế quý I/2016 của Việt Nam đạt mức 5,46%, thấp hơn so với mức tăng trưởng cùng kỳ năm trước (quý I/2015 là 6,12%). Nhiều người cho rằng kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu giảm sút trong năm nay, trong khi có những ý kiến khác cho rằng do quý I/2015 được kê khai quá cao nên con số 5,46% của quý I/2016 mới bị đánh giá tụt dốc như vậy.

Chính phủ mới đừng cố tạo ấn tượng để gây tăng trưởng nóng

tuyetnhung | 13/04/2016, 10:33

Tốc độ tăng trưởng kinh tế quý I/2016 của Việt Nam đạt mức 5,46%, thấp hơn so với mức tăng trưởng cùng kỳ năm trước (quý I/2015 là 6,12%). Nhiều người cho rằng kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu giảm sút trong năm nay, trong khi có những ý kiến khác cho rằng do quý I/2015 được kê khai quá cao nên con số 5,46% của quý I/2016 mới bị đánh giá tụt dốc như vậy.

Tại buổi tọa đàm Công bố báo cáo kinh tế vĩ mô quý I/2016 chiều 12.4 do Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) tổ chức, các chuyên gia kinh tế đã có những chia sẻ, phân tíchvề vấn đề trên.

Công nghiệp suy giảm kéo theo GDP quý I giảm

Theo nhận định của VEPR, kinh tế quý 1 chứng kiến mức suy giảm tăng trưởng đáng kể kể từ năm 2012 tới nay. Lần đầu tiên trong 5 năm, tăng trưởng quý I thấp hơn so với mức tăng trưởng cùng kỳ năm trước. GDP quý I/2016 chỉ đạt 5,46%, thấp hơn cùng kỳ năm 2015 là6,12%. Đây chính là điểm mấu chốt trong diễn biến kinh tế quý I/2016 vừa qua, tạo nên nhiều luồng ý kiến trái chiều.

Cụ thể, báo cáo cho biết, trong khi khu vực dịch vụ vẫn diễn biến tích cực thì đóng góp của công nghiệp vào tăng trưởng lại không đạt như kỳ vọng. Tăng trưởng dịch vụ ổn định ở mức 6,13% và đóng góp 2,48 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP quý I. Riêng ngành công nghiệp,các chỉ số báo cáo đều cho thấy những dấu hiệu chững lại rõ ràng,chỉ số sản xuất công nghiệp, tiêu thụ và tồn kho đều thấp hơn so với thời điểm cuối 2015. Chỉ số sản xuất công nghiệp chỉ đạt trung bình 6,3% trong quý I, thấp hơn nhiều so với con số xấp xỉ 10% trong năm 2015.

Trong khi đó, lạm phát lại có xu hướng tăng trở lại trong 3 tháng đầu năm. Lạm phát toàn phần so với năm ngoái đã vượt mức 1% trong tháng 2 và đạt 1,69% cuối quý. Theo VEPR, nguyên nhân mức tăng này là do điều chỉnh giá dịch vụ y tế và giáo dục trong đầu tháng 3. Cũng theo VEPR, thâm hụt ngân sách đang có chiều hướng lớn dần và chi tiêu tiêu dùng thì giảm.

Tuy nhiên, đánh giá về sự sụt giảmtăng trưởngquý I/2016, chuyên gia kinh tế, TS.Vũ Đình Ánh cho rằngtốc độ tăng trưởng quý I/2016 sụt giảmgay gắt như vậy là do con số tăng trưởng quý I/2015 đã được kê khai quá cao.

Triển vọng kinh tế Việt Nam vớiChính phủ mới

Vềtriển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2016, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Thương mại đánh giá rằngtình hình kinh tế Việt Nam năm 2016 có thể nói là không thuận lợi, thậm chíkhó khăn hơn năm 2015. Dư địachính sách tiền tệ không còn nhiều, nợ công đã lên trên 60% GDP. Mặc dùChính phủ nói rằng cải cách hành chính đã được cải thiệnnhưng ngược lại, với điều tra của VCCIthì các doanh nghiệp vẫn cho rằng họ phải chi bôi trơn nhiều.

“Vì thế, Chính phủ mới phải làm quyết liệt, đừng cố tạo ấn tượng gây tăng trưởng nóng. Hơn nữa, Chính phủ mới cũng không nên giấu những vấn đề của hệ thống ngân hàng, cần công khai minh bạch”, ông Tuyển nói.

Theo ông Tuyển, những tác động vừa được xem là động lực vừa là bất lợitrong năm 2016 của nền kinh tế Việt Nam là khinhững hiệp định thương mại tự do có hiệu lực. Ví dụ như với thị trường Hàn Quốc, đây là một thị trường rộng lớn, có tốc độ sử dụng ưu đãi đạt mức cao. Tuy nhiêncùng với đó, hiệp định thương mại tự do giữa Trung Quốc -Hàn Quốc cũng có hiệu lựcnên có khả năng Hàn Quốc sẽ chuyển hướng dòng thương mại từ Việt Nam sang Trung Quốc.

“Tuy nhiên, theo tôi năm 2016 vẫn không quá bi đát. Việt Nam vẫn có thể đạt mức tăng trưởng 6,2 - 6,5%. Nếu tái cơ cấu thực sự, chắc chắn tăng trưởng sẽ đạt, tăng trưởng ngắn hạn sẽ tạo tiền đề để phát triển. Đến năm 2017, tình hình kinh tế sẽ tốt lên dần. Tôi vẫn giữ quan điểm tăng trưởng 2016 sẽ không thể đạt được mục tiêu 6,7%”, ông Tuyển khẳng định.

Theo TS. Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trước Đại hội Đảng, những khó khăn của tình hình kinh tế Việt Nam đã được dồn nén và che lấp để thay vào đó là bức tranhtươi sáng. Những khó khăn này sẽ dầnđược bộc lộ ra, cụ thể là trong quý I và sẽ còn bộc lộ tiếp trong thời gian tới.

“Tâm điểm của quý I có nhiều vấn đề, thứ nhất là vấn đề tài chính ngân sách và tiền tệ. Những gì chúng ta ứng trước trong nửa năm ngoái thì giờ phải trả và nó ảnh hưởng ngay đến tăng trưởng của quý I/2016. Riêng năm 2016,sẽ phảidùng tới 24 - 25% ngân sáchđể trả nợ đến hạn. Còn tín hiệu tích cực hay không sẽ còn tùy thuộc vào việc vận hành của bộ máy Chính phủ mới. Chính phủ mới cũng cần có thời gian sắp xếp và vận hành để có thể hoạt động trôi chảy bởivì thay đổi 23 bộ trưởng không phải là ít, chưa kể thay đổi lãnh đạo các địa phương”, TS Hồ cho biết.

Cũng theo TS. Lưu Bích Hồ, nếu tranh thủ được các cơ hội từ hội nhập, tự do hóa mang lại thì Việt Namcó thể nhìn thấy triển vọng xa hơn một chút, nhưng trước mắt tình hình vẫn còn khó khăn hơn nhiều so với năm 2015. Nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong vùng đáy và chưa thoát ra được, việc cất cánh không phải ở trước mắt. Những tháng đầu năm 2016, tình hình nền kinh tế Trung Quốc rất nóng, tác động đến xuất nhập khẩu của Việt Nam vàsẽ còn tác động rõ hơn trong vài tháng tới. Trong năm 2016, cầu đầu tư sẽ không nhiều, tiêu dùng sẽ ít đi. Bên cạnh đólạm phát, chi phí tăng do giá cả trên thế giới tăng.

Vấn đề này cũng được TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sáchchia sẻ thêm. Theo ôngThành, thách thức của Chính phủ mới là bội chi ngân sách nên phải kiểm soát chi thường xuyên, chặt chẽ vì việc mất cân đối trên thị trường tiền tệ đã xuất hiện, tiền gửi nước ngoài rất nhiều nhưng các ngân hàng vẫn phải đi vay đô la từ nước ngoài.

“Theo tôi, hệ thống Chính phủ mới cũng sẽ gặp phải những vấn đề trong ngắn hạn như: vấn đề về ngân sách, kiểm soát chi tiêu công, tạo niềm tin trong dân. Tuy nhiên, Chính phủ mới cũng không nên nôn nóng với mục tiêu tăng trưởng vì có thể dễ gây rủi ro cho nền kinh tế”, TS Thành nhận định.

Tuyết Nhung
Bài liên quan
Vì sao ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm nay?
Ngân hàng Standard Chartered đã hạ dự báo tăng trưởng GDP năm nay của Việt Nam xuống mức 6% so với mức dự báo 6,7% đưa ra trước đó.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 2: Các lĩnh vực đều tăng tốc, bứt phá
Sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 và quý 1/2024 tiếp tục là một trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, nuôi trồng thủy sản phát triển khá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chính phủ mới đừng cố tạo ấn tượng để gây tăng trưởng nóng