Chuyển giá, trốn thuế hiện đang là mặt trái khi các doanh nghiệp FDI đi vào hoạt động tại Việt Nam, gây ra những tác động không nhỏ tới tình hình kinh tế - xã hội của đất nước. Phóng viên đã có cuộc trò chuyện với chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành để làm rõ hơn về thực trạng này.

Chống chuyển giá ở doanh nghiệp FDI

DDVN | 22/09/2016, 05:29

Chuyển giá, trốn thuế hiện đang là mặt trái khi các doanh nghiệp FDI đi vào hoạt động tại Việt Nam, gây ra những tác động không nhỏ tới tình hình kinh tế - xã hội của đất nước. Phóng viên đã có cuộc trò chuyện với chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành để làm rõ hơn về thực trạng này.

Trong tình hình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, xu hướng FDI càng gia tăng thì cũng xảy ra không ít tình trạng doanh nghiệp FDI chuyển giá, né thuế. Ông nghĩ sao về vấn đề này ở nước ta hiện nay?

Vấn đề chuyển giá không riêng gì tại Việt Nam, tất cả các công ty quốc tế FDI đều đi đầu tư để có lời, vào những thị trường nào có nhiều tiềm năng nhất. Và khi đi vào những thị trường này thì họ sẽ làm thế nào để có thể tạo ra doanh thu lớn nhất, tiền lời cao nhất và trả thuế ít nhất. Đó là các vấn đề của nhà đầu tư. Ngoài những ưu đãi về đầu tư thì một trong những cách làm của họ là chuyển giá.

Chuyển giá là làm sao để khi khai thuế, khai giá bán đi thì giá đó là giá thấp nhất; trong khi đó phải làm sao để đội giá thành lên cao nhất nhằm đưa ra số thu nhập đóng thuế thấp nhất. Như vậy, chúng ta phải hiểu rằng vấn đề chuyển giá không chỉ riêng ở nước ta mà xảy ra ở tất cả các thị trường có doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, ở Việt Nam tình trạng này trầm trọng hơnvì chúng ta không có kinh nghiệm để tránh việc chuyển giá ngay từ khâu cấp giấy phép cho tới vấn đề thanh tra, kiểm tra, khai thuế, khai giá bán để xuất khẩu.

Hiện tượng doanh nghiệp chuyển giá đang có nhiều phức tạp và những gian lận tinh vi. Theo ôngphương thức chuyển giá tại nhiều doanh nghiệp FDI ở đây là gì?

Nguyên nhân nằm ở việc doanh nghiệp tính toán làm sao đội tiền lời lên mà không phải đóng thuế. Vì vậy cho nên mới có vấn đề chuyển giá, đội giá thành, giá cung ứng nguyên liệu lên, đội chi phí lên. Khi mà xuất khẩu ra nước ngoài, doanh nghiệp FDI bán với giá thấp nhất để không phải trả thuế tại Việt Nam. Khi chuyển qua một nước thứ 3, nơi có thuế rất thấp,thì doanh nghiệp để tiền lời tại những nơi này, sau đó lại bán tiếp sang các thị trường tiêu thụ thực sự với giá thành. Vì vậy, lúc bán về Việt Nam với giá rất thấp, còn đến thị trường tiêu thụ lại bán với giá rất cao. Ví dụ như một đôi giày hay một chiếc áo sơ mi của Việt Nam khi xuất khẩu đi thì chỉ có 10USD, nhưng khi đến thị trường tiêu thụ thì tới 50 hay 100USD.

Số tiền lời cách biệt này sẽ được để tại một “thiên đường thuế” nào đấy, đây là một trong những cách mà doanh nghiệp chuyển giá đi. Nói chung là ép số tiền phải trả thuế xuống mức thấp nhất. Còn đối với những doanh nghiệp khác không phải xuất khẩu mà tiêu thụ tại nội địa Việt Nam thì thủ thuật cũng vậy, đẩy giá thành lên bằng cách tự cung ứng nguyên liệu hay tự cung ứng dịch vụ với giá cao, nhằm mục đích khi bán ra thì không còn bao nhiêu tiền lời để đóng thuế nữa.

Trong phiên làm việc ngày 26.8 của Tổ công tác Thủ tướng Chính phủ tại Bộ Tài chính, được biết, cơ quan thuế đã xây dựng được cơ sở dữ liệu về tài chính, kinh doanh của 12.000 doanh nghiệp FDI, nhưng không dễ dàng xác định doanh nghiệp chuyển giádù trong vòng nghi vấn. Bên cạnh đó, trong 5 nhiệm vụ mà Bộ Tài chính được Chính phủ giao thì chưa hoàn thành được việc soạn thảo, xây dựng Nghị định về chống chuyển giá, trốn thuế. Nhiệm vụ này đã quá hạn hơn 2 tháng so với hạn chót 30.6. Bộ Tài chính đã xin lùi thời hạn trình dự thảo lên Chính phủ đến hết tháng 11 năm nay. Ông đánh giá như thế nào về việc này?

Điều tôi muốn nói ở đây là cơ sở dữ liệu gì, cái này phải rõ ràng. Xây dựng được cơ sở dữ liệu về tài chính, kinh doanh nhưng trong đó có vấn đề giá thành của sản phẩm hay không, khai thuế thế nào? Còn làm sao nghi vấn và nghi vấn cái gì? Chúng ta phải xác minh, xác định. Khi có ý nghi vấn rồi thì phải từ nghi vấn đó để đào ra tìm hiểu xem doanh nghiệp có vi phạm hay không, chứ không phải chuyển giá đã là vi phạm. Nếu doanh nghiệp làm đúng theo những quy định của pháp luật về vấn đề khai báo thì họ không vi phạm, màvì luật pháp nước ta không chặt chẽ. Đó là vấn đề mà các cơ quan của Nhà nước, đặc biệt là cơ quan thuế phải tìm hiểu xem giá thành và giá bán của doanh nghiệp đó ra sao, tại sao giá thành quá cao mà giá bán lại quá thấp… thì lúc đó mới biết điểm nào chưa chặt chẽ để doanh nghiệp FDI có thể khai thác được mà đẩy giá thành lên và đẩy giá bán xuống.

Chúng ta phải đi sâu vào tìm hiểu hoạt động của công ty và kế toán thì mới tìm ra được thủ thuật tinh vi của chuyển giá nằm ở khâu nào. Biết cơ sở dữ liệu thôi là chưa đủ. Ví dụ biết doanh nghiệp nhập nguyên liệu cao, nhưng tại sao lại như vậy, có phải tự cung ứng nguyên liệu hay không? Có những doanh nghiệp tự cung ứng nguyên liệu nhằm đẩy giá thành cao lên để lại số tiền lời ở ngoài bằng cách dẫn giá. Việt Nam cần tìm hiểu ở các nước trên thế giới tất cả các thủ thuật về vấn đề chuyển giá mới có thể nghiên cứu, ra Nghị định được và những quy định trong Nghị định đó có những gì. Chúng ta phải biết rõ đường đinước bước, phương pháp tinh vi của vấn đề chuyển giá ở thị trường trên toàn thế giới thì mới biết cách để tránh.

Đáng lý ra việc này là việc không mới vì FDI vào Việt Nam đã gần 30 năm nay rồi. Nhưng tại sao bây giờ Bộ Tài chính mới được Chính phủ giao nhiệm vụ để hoàn thành Nghị định chống chuyển giá là như thế nào? Lẽ ra việc này phải được hoàn thành từ lâu chứ không phải đợi đến bây giờ. Đây là trách nhiệm của Bộ Tài chính, trách nhiệm về thuế, về vấn đề chuyển giá. Bộ Tài chính phải quan tâm tới việc này hàng bao nhiêu năm trước, chứ không phải tới bây giờ giao nhiệm vụ mà để trễ 2 tháng, rồi lại xin gia hạn. Xin gia hạn vài ba tháng xong rồi ra một Nghị định không chặt chẽ thì cũng như không. Ở đây không phải chuyện của 1 tháng, 2 tháng.

Vậy thì trách nhiệm lớn nhất trong việc để xảy ra tình trạng chuyển giá ở rất nhiều doanh nghiệp FDI có phải nằm ở Bộ Tài chính không, thưa ông?

Tất nhiên có nhiều đơn vị có trách nhiệm ở đây, nhưng chung quy lại trách nhiệm lớn nhất vẫn là ở Bộ Tài chính, bởi vì đây là cơ quan bao trùm tất cả các việc khác. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng cần sự hỗ trợ của các cơ quan khác. Trong việc này Bộ Tư pháp cũng nên có ý kiến, rà soát lại những quy định của pháp luật và những bản thảo pháp luật của các bộngành đưa ra. Khi mà pháp luật chưa rõ ràng thì cũng khó áp dụng biện pháp gì để chống vấn đề chuyển giá.

Xin ông có thể cho biết biện pháp ngăn chặn hiện tượng vi phạm nghĩa vụ thuế, chuyển giá ở doanh nghiệp FDI?

Trước khi có biện pháp thì chúng ta phải tạo cơ sở quy định pháp luật, chứ nói biện pháp không thì cũng không đủ. Sau đó phải có Nghị định quy định những điều khoản chặt chẽ về chuyển giá thì lúc đó mới có thể đem ra áp dụng được. Một biện pháp ngăn chặn nữa là nằm ở các vấn đề về sổ sách, khai thuế, khai giá xuất khẩu. Tất cả những gì gọi là thủ thuật tinh vi trong chuyển giá đều phải tìm hiểu kỹ càng thì mới ngăn chặnđược.

Thêm nữa, một trong những trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền là khi cấp giấy phép đầu tư mà không nghiên cứu rõ ràng về quy trình hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể là về các vấn đề như giá thành, cung ứng nguyên liệu… thì mới tạo ra kẽ hở để doanh nghiệp FDI lợi dụng mà chuyển giá. Các cơ quan chức năng cần lưu ý khi cấp giấy phép đầu tư phải nghiên cứu kỹ về khả năng bị chuyển giá như thế nào để tránh trước khi doanh nghiệp đó đi vào Việt Nam hoạt động.

Trang Phạm / Duyên dáng Việt Nam
Bài liên quan
Tập trung thu hút các dự án FDI có quy mô lớn, công nghệ cao
Thủ tướng yêu cầu tập trung xúc tiến, thu hút các dự án FDI có quy mô lớn, công nghệ cao, nhất là đối với phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, điện tử, bán dẫn, hydrogen...

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chống chuyển giá ở doanh nghiệp FDI