Có ít nhất 10 chủ cửa hàng đang kinh doanh trên phố Lê Trọng Tấn được hỏi ngẫu nhiên đều cho biết: Dù biển hiệu được lắp đặt miễn phí nhưng họ không hài lòng và thấy "chẳng ra làm sao".

Chủ các cửa hàng trên phố Lê Trọng Tấn nói gì về biển hiệu đồng bộ?

Duyên Duyên | 13/05/2016, 15:30

Có ít nhất 10 chủ cửa hàng đang kinh doanh trên phố Lê Trọng Tấn được hỏi ngẫu nhiên đều cho biết: Dù biển hiệu được lắp đặt miễn phí nhưng họ không hài lòng và thấy "chẳng ra làm sao".

Đồng bộ biển hiệu: Chẳng ra làm sao cả!

Tuyến đường Lê Trọng Tấn (Hà Nội) vừa được mở rộng có chiều dài hơn 1,5km, là điểm đầu giao với đường Tôn Thất Tùng kéo dài, điểm cuối giao với đường phía Đông sông Lừ.

Tổng mức đầu tư dự án gần 225 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách thành phố, do Sở Giao thông Vận tải Hà Nội làm chủ đầu tư.

Đáng chú ý, để tạo mỹ quan cho tuyến đường này, hàng loạt biển hiệu trên tuyến phố Lê Trọng Tấn đã được lắp đặt đồng bộ, theo một kích thước nhất định, với 2 màu đỏ - xanh, chữ màu trắng.

Tuy nhiên, ngay sau khi hình ảnh về các biển hiệu được lắp đặt đồng bộ, đúng theo quy chuẩn này được chia sẻ, đã có hàng loạt ý kiến trái chiều. Vậy, những người trong cuộc là chủ các cửa hàng đang kinh doanh trên tuyến đường này nói gì?

"Tôi thấy chủ trương đồng bộ tất cả các biển hiệu trên tuyến đường này chẳng ra làm sao cả. Mỗi một cửa hàng kinh doanh một mặt hàng khác nhau, có hình ảnh đại diện riêng cho cửa hàng mình, vậy mà bây giờ bị ép làm biển một kiểu thì còn ra cái gì nữa?", anh Phạm Văn Hùng, chủ cửa hàng kinh doanh đồ thể dục thể thao tại số 210 Lê Trọng Tấn bức xúc nói với Báo điện tử Một Thế Giới.

Cũng theo anh Hùng, cách đây khoảng 1 tháng, có người đến lắp đặt biển hiệu ở cửa hàng anh nhưng anh kiên quyết không đồng ý, vì kích thước, màu sắc, nội dung đều không đúng với tiêu chí mà anh mong muốn.

"Họ không lấy ý kiến, không yêu cầu tôi đưa ra maket mà tự ý làm và định tự ý lắp đặt, như thế là không được. Biển hiệu của cửa hàng tôi trước đây rất to và đẹp, hơn nữacửa hàng này cũng là văn phòng giao dịch của Công ty thể thao Thiên Trường, chúng tôi có logo, biển hiệu, thương hiệu nhận diện riêng biệt, không thể nào mà thay đổi như thế được", anh Hùng nói.

Anh Hùng cũng cho biết, anh đã phản ánh vấn đề này với người có trách nhiệm, yêu cầu phải tôn trọng quyền tự do làm biển hiệu của các cửa hàng, nhưng cho đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi gì từ cơ quan chức năng.

"Từ đó cho đến nay đã 1 tháng rồi nhưng vẫn chưa thấy ai nói gì cả. Hiện cửa hàng của tôi vẫn chưa có biển hiệu, gây khó khăn cho việc kinh doanh nên tôi dự định nay mai phải đi làm một cái biển khác để gắn lên bên trên", anh Hùng nói.

Cửa hàng của anh Hùng và chị T là 2 cửa hàng đã hoạt động từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa có biển hiệu

Không riêng gì anh Hùng, chị T - chủ cửa hàng Cưới hỏi trọn gói (địa chỉ 12-210 Lê Trọng Tấn) cũng vô cùng bức xúc khi chia sẻ suy nghĩ về vấn đề biển hiệu.

"Cả tuyến phố mà chỉ có hai màu xanh - đỏ thì vô cùng nhàm chán, chẳng có gì là đẹp đẽ cả. Nhưng điều vô lý hơn cả là cửa hàng của tôi kinh doanh các mặt hàng liên quan đến cưới hỏi, nên khi các anh trên phường xuống hỏi muốn nội dung ghi trên biển là gì, tôi đã nói rất rõ là cho tôi chữ: Cưới hỏi trọn gói. Thế mà đến khi lắp đặt thì họ lại cho tôi chữ Duy Phong to đùng, còn chữ Cưới hỏi trọn gói chỉ có một dòng bé xíu, có 10cm thì còn kinh doanh cái nỗi gì?", chị T bức xúc.

Vì biển hiệu được tài trợ không đúng với tiêu chí kinh doanh của cửa hàng, nên chị T kiên quyết không cho lắp đặt và đã phản ánh lên phường, nhưng gần 2 tháng trôi qua, cửa hàng của chị vẫn chưa được giải quyết.

"Chẳng thà cứ để con đường xấu xí, bụi bặm như trước kia mà chúng tôi được quyền làm biển, thích để nội dung biển hiệu như thế nào thì để, còn hơn là đường to, đẹp như bây giờ mà chẳng có người nào thèm ngó đến. Mỗi tháng mất đến mười mấy triệu thuê cửa hàng, nhưng giờ biển hiệu không có, khách không có, ai đi ngang qua cũng chẳng biết cửa hàng kinh doanh cái gì, thậm chí có người còn tưởng là bán tạp hóa, chua xót lắm", chị T chia sẻ.

Có cũng được, không có cũng được, nhưng có mà sao kinh doanhkhó thế!

Đó là câu nói đầy mâu thuẫn của anh Tuyên, chủ quán Phở bò Trần Hoàn tại số 196 phố Lê Trọng Tấn.

"Có cũng được mà không có cũng chẳng sao. Nhưngnói cho bằng thật làtôi không thích, vì từ khi có biển mới quán của tôi chẳng có khách. Bây giờ đi từ đầu phố xuống cuối phố, cửa hàng nào cũng có biển hiệu như nhau, chẳng tài nào phân biệt được. Muốn tìm quán nào đó thì phải đi thật chậm, nhìn thật kỹ, nhưng mấy ai có thời gian mà tìm kiểu đó, đa phần họ thấy có quán ăn nào đó thì tạt vào ăn thôi, nên khó lắm", anh Tuyên nói.

Theo anh Tuyên, cửa hàng của anh kinh doanh tại địa chỉ này đã được 6 năm, mỗi tháng tiền thuê mặt bằnglà 15 triệu và trước đây rất đông khách. Tuy nhiên từ khi thành phố có quy định đồng bộ biển hiệu và không cho các cửa hàng dựng biển ngang, dọc hai bên cửa hàng thì kinh doanh kém hẳn, hiện chỉ trông chờ vào lượng khách quen.

Quán phở bò Trần Hoàn và nhà may Hoàng Hải luôn trong tình trạng vắng khách

Đồngquan điểm vớianh Tuyên, chủ cửa hàng may Hoàng Hải cũng tỏ ra không thoải mái với chủ trương đồng bộ biển hiệu.

"Đã là biển hiệu thì phải có maket đàng hoàng, nhưng đây họ cứ tự làm theo ý thích của họ thì còn là gì đặc trưng của mỗi cửa hàng. Chẳng ai thích điều này cả, nhưng thôi, đã làm rồi thì còn nói được gì nữa", chủ cửa hàng may Hoàng Hải cho biết.

Ngoài 4 chủ cửa hàng trên, phóng viên Báo điện tử Một Thế Giới đã xin ý kiến của 6 chủ cửa hàng khác đang kinh doanh trên phố Lê Trọng Tấn, và cả 6 chủ cửa hàng này đều khẳng định: làm miễn phí thì họ nhận, nhưng biển nào cũng giống biển nhau thì không thể nào thích được.

Chuyên gia thương hiệu Phạm Xuân Hải: Gây nhàm chán và không thể áp đặt được!

Việc thực hiện đồng bộ biển quảng cáo không chỉ gây nhàm chán và triệt tiêu sự sáng tạo của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến việc nhận diện thương hiệu của các doanh nghiệp.

Theo cá nhân tôi, cơ quan chức năng chỉ nên quy định kích cỡ của biển quảng cáo, chứ không thể bắt buộc về màu sắc và phông chữ cũng như các yêu cầu khác vì mang tính áp đặt và ảnh hưởng tới bộ nhận diện thương hiệu.

TS Lê Đăng Doanh: Không có cơ sở!

Tôikhông hiểu Hà Nội căn cứ vào đâu, luật pháp nào để bắt ép các doanh nghiệp thực hiện theo quy định; phá vỡ đi sự đa dạng, phong phú, tính năng hoạt động của nền kinh tế thị trường. Tôi đang thắc mắc việc này chỉ áp dụng với một tuyến phố hay toàn bộ Hà Nội vì nếu áp dụng toàn bộ thì cần làm rõ áp dụng theo điều luật nào, được phép hay không? Có khuyến khích cho sự phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp hay không vì mỗi biển quảng cáo sẽ có một cách quảng bá, thông điệp của từng doanh nghiệp

Duyên Duyên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Khu công nghiệp phát triển bền vững: Chặng đường còn xa
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Một khảo sát mới đây chỉ ra có tới 50% khu công nghiệp (KCN) chưa nghe đến khái niệm KCN phát triển bền vững, 77% KCN không có thông tin kiểm toán cấp doanh nghiệp (DN) về các mặt tài chính, xã hội và môi trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chủ các cửa hàng trên phố Lê Trọng Tấn nói gì về biển hiệu đồng bộ?