Nhiều tài xế đã sử dụng tiền lẻ mua vé để phản đối việc thu phí tại trạm BOT quốc lộ 5 (tại huyện Văn Lâm, Hưng Yên). Để tháo gỡ căng thẳng, Vidifi đã báo cáo Chính phủ 2 phương án giảm phí sử dụng quốc lộ 5. Hiện phương án này đang được 5 bộ ngành xem xét.

Chủ đầu tư trình Chính phủ 2 phương án giải quyết điểm nóng BOT Quốc lộ 5

Anh Tú (tổng hợp) | 12/12/2017, 07:05

Nhiều tài xế đã sử dụng tiền lẻ mua vé để phản đối việc thu phí tại trạm BOT quốc lộ 5 (tại huyện Văn Lâm, Hưng Yên). Để tháo gỡ căng thẳng, Vidifi đã báo cáo Chính phủ 2 phương án giảm phí sử dụng quốc lộ 5. Hiện phương án này đang được 5 bộ ngành xem xét.

Theo VOV, Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (Vidifi) - chủ đầu tư cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đồng thời khai thác thu phí hoàn vốn trên quốc lộ 5 - QL5) vừa trình Chính phủ 2 phương án giảm phí cho người dân trên tuyến QL5.

Cụ thể, với phương án thứ nhất, loại xe nhóm 1 (xe dưới 12 chỗ ngồi, xe tải dưới 2 tấn, xe buýt) sẽ giảm từ 40.000 đồng xuống 35.000 đồng. Xe loại 2 (từ 12-30 chỗ ngồi, xe tải 2-4 tấn) giảm từ 55.000 đồng xuống 45.000 đồng. Xe loại 3 (trên 31 chỗ ngồi, xe tải 4-10 tấn) giảm từ 75.000 đồng xuống 65.000 đồng. Xe loại 4 (xe tải từ 1-18 tấn, container 20 fit) giảm từ 125.000 đồng xuống 110.000 đồng. Xe loại 5 (xe tải trên 18 tấn, container 40 fit) giảm từ 180.000 xuống 160.000 đồng.

Phương án 1 này sẽ phát sinh 2 kịch bản: Thứ nhất, nếu áp dụng mức giảm giá này trong 3 năm (2018 - 2020), sau đó tăng giá trên cơ sở mức giá này (3 năm tăng 1 lần, mỗi lần 18%), Nhà nước phải cấp bù thêm 5.200 tỉđồng cho giai đoạn 2021 - 2025.

Thứ 2, nếu việc giảm giá sau 3 năm (2018-2020), đến năm 2021 tăng lại đúng như phương án tài chính hiện nay (xe loại 1 vào thời điểm năm 2021 là 47.200 đồng/lượt), dòng tiền dự án thâm hút 456 tỉđồng.

Phương án thứ 2, đưa phí đối với xe loại 1 từ 40.000 đồng hiện nay xuống 30.000 đồng. Xe loại 2 từ 55.000 đồng xuống 45.000 đồng, loại 3 từ 75.000 đồng xuống 65.000 đồng, loại 4 từ 125.000 xuống 110.000 đồng, loại 5 từ 180.000 xuống 170.000.

Phương án này cũng có 2 kịch bản tương tự. Trong đó, mức cao nhất Vidifi đề nghị Nhà nước cấp bù đến 5.000 tỉđồng trong giai đoạn 2021 - 2025.

Về phương án miễn giảm phí cho các chủ xe gần trạm, Vidifi đã thống nhất với Tổng cục Đường bộ đưa ra phương án miễn hoặc giảm cho các chủ phương tiện có xe không kinh doanh vận tải trong phạm vi cách trạm 5km. Xe hoạt động vận tải trong phạm vi này sẽ giảm 20%.

Với mức phí trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Vidifi cho biết vừa qua đã tiến hành giảm giá đối với các xe loại 4 và loại 5 nên sẽ không đề nghị giảm phí vì lo vỡ phương án tài chính.

VOV cũng cho biết các dự án BOT thông thường chỉ cần sự thống nhất giữa Bộ GTVT và chủ đầu tư sẽ triển khai được phương án giảm giá. Tuy nhiên, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng là dự án trọng điểm quốc gia, do Chính phủ phê duyệt đầu tư nên phương án giảm giá cũng phải được Chính phủ phê duyệt.

Trước đó, như báo điện tử Một Thế Giới đưa tin, từ hômqua (11.12), nhiều tài xế ô tô chiềuHưng Yên - Hà Nội đã sử dụng loại tiền mệnh giá 200 đồng, 500 đồng để trả phí khi qua trạm BOT QL5 (huyện Văn Lâm, Hưng Yên), khiến thời gian lưu thông của mỗi phương tiện qua trạm kéo dài gần 10 phút gây ùn tắc trong giờ cao điểm.

Quốc lộ 5 là tuyến đường huyết mạch nối Hà Nội – Hải Phòng, chiều dài khoảng 100km, tuyến đường này có hai trạm thu phí tại Hưng Yên và Hải Phòng. Trước đây giá phí qua trạm BOT này là 10 nghìn đồng/lượt/trạm/xe 4chỗ; sau tăng lên 30 nghìn đồng, rồi 45 nghìn đồng và hạ xuống còn 40 nghìn đồng vào năm 2016.

Từ đầu năm 2016, dự án nâng cấp quốc lộ 5 theo hình thức BOT được chuyển giao cho Vidifi; nhà đầu tư chịu trách nhiệm sửa chữa, bảo trì tuyến đường này bằng nguồn kinh phí thu được từ các trạm thu phí.

Hồi cuối năm 2015, một lãnh đạo VIDIFI cho rằng nếu doanh nghiệp không được tăng phí quốc lộ 5, thì phương án tài chính cho cao tốc Hà Nội - Hải Phòng có thể bị phá sản.

Tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng dài 105km cũng do Vidifi đầu tư, thông xe toàn tuyến vào cuối năm 2015.

P.V
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chủ đầu tư trình Chính phủ 2 phương án giải quyết điểm nóng BOT Quốc lộ 5