Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc họp cho ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự và khoản 8 Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Chủ tịch Quốc hội chủ trì cuộc họp về phương án xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Thu Anh (tổng hợp) | 30/10/2021, 07:00

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc họp cho ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự và khoản 8 Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Chiều 29.10, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc họp cho ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự về Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại; và khoản 8 Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự về Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Theo tờ trình dự án luật do Viện KSND tối cao xây dựng, cơ quan soạn thảo đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự theo hướng bãi bỏ nội dung dẫn chiếu tới Điều 226 Bộ luật Hình sự, để cho phép cơ quan tố tụng có thẩm quyền có thể khởi tố vụ án hình sự hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với cả nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý mà không cần có yêu cầu khởi tố của bị hại.

Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự theo hướng bãi bỏ nội dung dẫn chiếu tới Điều 226 của Bộ luật Hình sự để bỏ căn cứ không khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp tội phạm quy định tại khoản 1 Điều 226 của Bộ luật Hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.

chu-tich-quoc-hoi-chu-tri-cuoc-hop-ve-phuong-an-xu-ly-hanh-vi-xam-pham-quyen-so-huu-cong-nghiep.jpg
Chủ tịch Quốc hội chủ trì cuộc họp - Ảnh: Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội đã nghe Viện trưởng Viện KSND tối cao Lê Minh Trí, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga làm rõ nội dung Tờ trình dự án Luật, nội dung thẩm tra của Ủy ban Tư pháp và ý kiến thảo luận của đại diện Viện Nghiên cứu lập pháp, Bộ KH-CN, Bộ Tư pháp, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.

Cùng với đó, đại diện lãnh đạo các cơ quan hữu quan tập trung trao đổi, phân tích làm rõ việc mở rộng phạm vi sửa luật hơn so với cam kết của Hiệp định CPTPP có bảo đảm quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy trình thủ tục rút gọn hay không; cân nhắc về sự cần thiết của quy định này, sự phù hợp với pháp luật quốc tế…

Sau khi nghe các ý kiến thảo luận cặn kẽ của Viện KSND tối cao, Ủy ban Tư pháp, Viện Nghiên cứu lập pháp, Bộ Tư pháp, Bộ KH-CN cùng ý kiến của các chuyên gia, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh việc sửa quy định liên quan đến chỉ dẫn địa lý như đề xuất của Viện KSND tối cao là cần thiết, phù hợp với Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình dương (CPTPP) và chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030, bảo vệ lợi ích quốc gia, người tiêu dùng và cộng đồng.

Theo Chủ tịch Quốc hội, việc sửa đổi lần này sẽ góp phần bảo vệ tốt hơn quyền lợi của Nhà nước, lợi ích người tiêu dùng – đây là những khách thể cần được bảo vệ bởi chế tài hình sự và hành chính.

Theo quy định của dự thảo Luật, quyền khởi tố là của cơ quan nhà nước, điều này không làm ảnh hưởng đến quyền hay gánh nặng đối với nhà nước mà thúc đẩy quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng và cộng đồng xã hội, coi trọng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Việc sửa đổi như dự thảo Luật sẽ bảo đảm yêu cầu về kỹ thuật lập pháp.

Trên cơ sở ý kiến đã được thống nhất tại cuộc họp, Chủ tịch Quốc hội giao Ủy ban Tư pháp của Quốc hội chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan để xây dựng Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự án Luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, xin ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi trình Quốc hội xem xét thông qua vào đợt 2 của Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.

Bài liên quan
Quốc hội tiếp tục thảo luận trực tuyến về dự án Luật Điện ảnh và Luật Thi đua, khen thưởng
Theo chương trình Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa 15, ngày 28.10, Quốc hội tiếp tục thảo luận dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) và dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu phải báo cáo tình hình chuyển đổi số, kinh tế số một cách trung thực
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương đánh giá tình hình triển khai công tác chuyển đổi số quốc gia với trọng tâm là phát triển kinh tế số trên tinh thần khách quan, trung thực, có số liệu cụ thể về kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế...
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chủ tịch Quốc hội chủ trì cuộc họp về phương án xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp