Đối thoại Mỹ - Trung bắt đầu diễn ra tại Bắc Kinh sáng 6.6, tuy nhiên một số vấn đề khác biệt giữa hai nước sẽ không được đàm phán lần này, Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố.

Chủ tịch Trung Quốc: 'Sẽ không đàm phán với Mỹ một số vấn đề'

Hà Ngọc Bách | 06/06/2016, 16:20

Đối thoại Mỹ - Trung bắt đầu diễn ra tại Bắc Kinh sáng 6.6, tuy nhiên một số vấn đề khác biệt giữa hai nước sẽ không được đàm phán lần này, Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cùng Bộ trưởng Tài chính Jacob Lew tham gia Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ - Trung lần thứ 8 tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, trong hai ngày 6 và 7.6. Ủy viên Quốc vụDương Khiết Trì và phó thủ tướng Uông Dương của nước chủ nhà đồng chủ trì cuộc đối thoại.

Phát biểu tại buổi khai mạc sáng nay, Chủ tịch Tập Cận Bình cho rằng Trung Quốc và Mỹ cần tăng cường tin tưởng lẫn nhau, đồng thời kêu gọi thúc đẩy các nỗ lực nhằm xử lý xung đột và tránh "đánh giá sai về mặt chiến lược".

"Một số tranh chấp có thể không được giải quyết trong lúc này, nhưng hai bên nên có thái độ mang tính xây dựng và thực tế. Thái Bình Dương nên là khu vực để hợp tác, không phải để cạnh tranh", ông Tập nói.

Về phía Mỹ, Ngoại trưởng Kerry kêu gọi "giải pháp ngoại giao" đối với tình hình hiện nay trên Biển Đông. "Chúng tôi tìm kiếm giải pháp hòa bình cho vấn đề tranh chấp trên Biển Đông và phản đối bất kỳ quốc gia nào giải quyết thông qua hành động đơn phương", ông Kerry nói, ám chỉ các động thái ngày càng hung hăng của Trung Quốc trong khu vực.

Trước đó, khi còn ở Mông Cổ hồi cuối tuần trước ông Kerry đã vạch cho Trung Quốc một "lằn ranh đỏ" khi cảnh báo Bắc Kinh không nên ra tuyên bố vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông, như cách Bắc Kinh đã làm trên biển Hoa Đông cách đây 3 năm.

Bộ trưởng Tài chính Jacob Lew thì nhấn mạnh sự lo ngại toàn cầu đối với sự dư thừa trong năng suất sản xuất công nghiệp của Trung Quốc, đặc biệt là trong ngành thép.

"Năng suất dư thừa làm bóp méo thị trường và tác hại đến thị trường toàn cầu. Thực hiện chính sách giảm công suất một số lĩnh vực đang sản xuất thừa như thép và nhôm là điều quan trọng đối với sự ổn định của thị trường toàn cầu", ông Lew nói.

Cuộc họp song phương diễn ra ngay sau Đối thoại Shangri-La ở Singapore, nơi Biển Đông cũng là tâm điểm tranh luận của các nước trước việc Bắc Kinh ngày càng có nhiều hành động khiêu khích trên Biển Đông.

Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ngày 4.6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter chỉ trích mạnh mẽ các hành động khiến cho cộng đồng quốc tế lo ngại mà Trung Quốctiến hành thời gian qua trên Biển Đông. Theo ông Carter, Trung Quốc có thể thoát khỏi sự cô lập bằng cách tôn trọng và tuân thủ phán quyết của tòa án trọng tài được mở ra bởi đơn kiện của Philippines.

Trong khi đó, Đô đốc Tôn Kiến Quốc, Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, cao giọng nói rằng "vấn đề Biển Đông trở nên nóng hơn vì sự khiêu khích của một số quốc gia, vì quyền lợi ích kỷ của họ". Ông Tôn còn hung hăng tuyên bố sẽ "không để nước ngoài xâm phạm chủ quyền" và "không ngại sự cố" xảy ra trên Biển Đông.

Thiên Hà (theo Financial Times)

Ảnh: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng tài chính JakobLew
Bài liên quan
Phó chủ tịch Trung Quốc dự lễ nhậm chức của ông Trump
Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo cử Phó chủ tịch Hàn Chính sang dự lễ nhậm chức ngày 20.1 của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, đánh dấu lần đầu tiên một nhân vật cấp lãnh đạo của nước này hiện diện tại sự kiện như vậy.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chủ tịch Trung Quốc: 'Sẽ không đàm phán với Mỹ một số vấn đề'