Theo Thứ trưởng Bùi Thế Duy, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh đang là xu hướng chuyển dịch tất yếu của thế giới.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh đang là xu hướng chuyển dịch tất yếu

Nhã Thanh | 30/09/2023, 17:22

Theo Thứ trưởng Bùi Thế Duy, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh đang là xu hướng chuyển dịch tất yếu của thế giới.

Trong khuôn khổ sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023 tại Quảng Ninh, Bộ KH-CN và UBND tỉnh Quảng Ninh chủ trì diễn đàn “Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh cho phát triển bền vững” vào ngày 30.9.

Không chỉ thuần túy là ứng dụng công nghệ

Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ KH-CN Bùi Thế Duy đánh giá chuyển đổi số, chuyển đổi xanh đang là xu hướng chuyển dịch tất yếu của thế giới. Xu thế này không chỉ là cơ hội mà còn là thách thức lớn với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Theo Thứ trưởng Bùi Thế Duy, chuyển đổi số trong doanh nghiệp không chỉ thuần túy là ứng dụng công nghệ mà yêu cầu tiên quyết là thay đổi quy trình nội tại, quy trình xử lý công việc, hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu suất, tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới.

Chuyển đổi xanh không chỉ là phát triển, ứng dụng công nghệ hướng tới môi trường mà còn thay đổi cả quy trình sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao tính hiệu quả hoạt động, giảm phát thải, hướng tới kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

z4740382601788_59aed344dff70e61d4479b2dba4f2bbd.jpg
Thứ trưởng Bộ KH-CN Bùi Thế Duy phát biểu tại sự kiện - Ảnh: BTC

Theo các chuyên gia, hoạt động chuyển đổi xanh, bao gồm chuyển dịch năng lượng, nông nghiệp bền vững, chuyển đổi công nghiệp xanh và kinh tế tuần hoàn.

Liên quan đến chuyển đổi công nghiệp xanh, GS.TS Nguyễn Văn Phước - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP.HCM cho biết, hiện nay cả nước theo quy hoạch có khoảng 563 khu công nghiệp (KCN) tại 61/63 tỉnh thành, 397 KCN đã được thành lập, trong đó chỉ có khoảng 7 KCN sinh thái.

Theo GS.TS Nguyễn Văn Phước, việc chuyển đổi công nghiệp xanh giúp đất nước tham gia chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế, phát triển đô thị; thúc đẩy liên kết ngành, liên kết vùng và mở rộng quan hệ ngoại giao...

Ngoài ra, phát triển kinh tế tuần hoàn hiện nay đang là xu thế chung để phát triển kinh tế xanh và bền vững. Thực tế tại nước ta, hiện nay đã có nhiều mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp áp dụng các nguyên tắc 3R, 4R (Refuse – Reduce – Reuse – Recycle) trong trồng trọt và sản xuất.

Trong lĩnh vực nông nghiệp – thực phẩm, sản xuất thức ăn chăn nuôi, giống gia súc, gia cầm và chế biến thực phẩm… xây dựng hệ sinh thái khép kín theo mô hình 3F (Feed – Farm – Food), 4F (Farm - Food - Feed - Fertilizer).

Theo các chuyên gia, doanh nghiệp đóng vai trò tiên phong trong quá trình chuyển đổi năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính. Ngoài ra, doanh nghiệp còn tiên phong trong quá trình hợp tác cộng sinh công nghiệp, chuyển giao công nghệ; linh hoạt trong thay đổi quá trình quản lý, sản xuất nhằm tiết kiệm tài nguyên, chi phí sản xuất, phát triển nền kinh tế không chất thải.

z4740383902761_4021822304ce093db54f8f184df915e7.jpg
Quang cảnh diễn đàn - Ảnh: BTC

Số hóa quy trình, tiếp cận khách hàng mới

Theo ông Nguyễn Đoàn Kết - Phó chủ tịch HĐQT, Phó tổng giám đốc Công ty CP bóng đèn phích nước Rạng Đông, lộ trình chuyển đổi số của Rạng Đông được chia làm 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1 (2020 – 2021) là giai đoạn khởi động, số hóa một số quy trình hiện có. Giai đoạn 2 (2022 – 2023) là giai đoạn hình thành, chuyển đổi số có vòng lặp cao hơn; kết nối các quy trình, các module chức năng đã được số hóa tách biệt trong trụ cột chuyển đổi số; đồng bộ từng phần, tiến tới đồng bộ toàn phần các module riêng lẻ.

Giai đoạn 3 (2024 – 2025) là thời điểm nâng cao, tối ưu nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh và trải nghiệm khách hàng; tăng gia tốc của bánh đà tăng trưởng.

Đại diện VNPT cho biết hiện doanh nghiệp SME chiếm đa số nên chuyển đổi số sẽ giúp các công ty truyền thống nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường kinh doanh mới, tiếp cận với thế hệ khách hàng mới (GEN), tạo ra những nhu cầu mới. Trong khi đó, mục tiêu của chuyển đổi số không chỉ là tăng doanh thu, mà còn giúp giảm chi phí và có được mô hình kinh doanh mới.

Đại diện VNPT cũng chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi số của đơn vị cho các doanh nghiệp. Cụ thể, ở giai đoạn 1 sẽ chuyển đổi dữ liệu sang dạng số, giai đoạn 2 là ứng dụng công nghệ số, đưa ứng dụng công nghiệp vào quy trình, sản phẩm của doanh nghiệp. Giai đoạn 3 là chuyển đổi số, sử dụng dữ liệu số, ứng dụng số tạo ra mô hình kinh doanh và giá trị mới.

Theo ông Bùi Trung Thành – Giám đốc Tư vấn và triển khai chuyển đổi số miền Bắc – Base, bên cạnh việc xây dựng quy trình, các doanh nghiệp cần đẩy nhanh tốc độ vận hành, số hóa quy trình; tinh gọn hóa doanh nghiệp và mỗi doanh nghiệp đều cần một nhà kho dữ liệu.

“Đặc biệt, chuyển đổi số không chỉ là công nghệ, nó còn là yếu tố con người”, ông Thành nhấn mạnh và chỉ ra rằng người lãnh đạo cần sự quyết liệt, truyền thông nội bộ rõ ràng, lựa chọn đúng thành viên trong đội ngũ tiên phong và nên bắt đầu từ những tính năng, quy trình dễ.

Bài liên quan
Đồng Nai: Chuyển đổi số là động lực để đào tạo nông dân thời 4.0
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp theo hướng hữu cơ gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm là những việc quan trọng trong nông nghiệp ở Đồng Nai thời gian tới.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc đang ở giai đoạn 'đủ độ chín'
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc đang ở giai đoạn "đủ độ chín" sau hơn 30 năm thiết lập. Quan hệ song phương phát triển tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh đang là xu hướng chuyển dịch tất yếu