Nhóm chuyên gia do WHO dẫn đầu tới Viện Vi rút học Vũ Hán, nơi Mỹ cáo buộc làm rò rỉ coronavirus gây ra đại dịch COVID-19.

Chuyên gia WHO tới phòng thí nghiệm Vũ Hán điều tra nguồn gốc COVID-19

Hoàng Vũ | 03/02/2021, 12:09

Nhóm chuyên gia do WHO dẫn đầu tới Viện Vi rút học Vũ Hán, nơi Mỹ cáo buộc làm rò rỉ coronavirus gây ra đại dịch COVID-19.

Theo các phóng viên, đoàn gồm các xe chở theo các chuyên gia Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đi qua chốt an ninh để vào Viện vi rút học Vũ Hán, một trong những điểm dừng được chú ý nhiều nhất trong sứ mệnh của nhóm để điều tra nguồn gốc COVID-19.

Thành viên của đoàn, chuyên gia Peter Daszak cho biết đoàn hy vọng ngày làm việc tại Viện vi rút Vũ Hán sẽ mang lại nhiều thông tin và đã chuẩn bị những câu hỏi cần thiết để phục vụ quá trình nghiên cứu về virus SARS-CoV-2.

9cdbfd98-2b60-4b8a-8d45-ce64e1a3c625.jpeg
Đoàn xe của các chuyên gia WHO tiến vài Viện vi rút học Vũ Hán hôm 3.2 - Ảnh: Reuters

"Chúng tôi kỳ vọng có một ngày làm việc hiệu quả và đặt ra tất cả những câu hỏi mà chúng tôi biết là cần phải được hỏi", Daszak nói.

Phát biểu với báo giới khi nhóm tới thăm Trung tâm kiểm soát dịch bệnh động vật ở thành phố Vũ Hán, chuyên gia Peter Daszak cũng cho biết nhiệm vụ được thực hiện "xuất sắc" và diễn ra "rất tốt". Ông cũng tiết lộ nhóm đã thu thập được rất nhiều tin tức trong chuyến thăm tới trung tâm này.

Theo lịch trình, nhóm chuyên gia WHO sẽ thăm phòng thí nghiệm an toàn sinh học quốc gia tại Viện vi rút học Vũ Hán và trao đổi ý kiến với các chuyên gia của viện về công việc hàng ngày, hợp tác khoa học quốc tế, nỗ lực và đóng góp chống dịch, đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV đưa tin.

Trước đó, Reuters dẫn lời WHO cho biết đội ngũ chuyên gia quốc tế đã đến chợ hải sản Hoa Nam ngày 31.1. An ninh được tăng cường khi các chuyên gia nước ngoài có mặt. Ngôi chợ, hiện vẫn đang bị đóng cửa và hạn chế người dân ra vào, là nơi phát hiện những ca mắc COVID-19 đầu tiên.

Việc tiếp cận vào chợ đã bị hạn chế kể từ khi chợ bị đóng cửa vào đầu năm ngoái. Trước khi đóng cửa, đây là một khu chợ nhộn nhịp bao gồm hàng trăm gian hàng được chia thành các khu bán thịt, hải sản và rau.

Một số nhà ngoại giao và phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Quốc cho biết họ tin rằng chợ hản sản Hoa Nam không phải là nguồn gốc của COVID-19, và đã ủng hộ các giả thuyết cho rằng coronavirus có thể bắt nguồn từ một nước khác.

Tuy nhiên, số khác cho biết chợ Hoa Nam vẫn đóng vai trò trong việc truy tìm nguồn gốc của COVID-19, kể từ khi nhóm ca bệnh đầu tiên được xác định ở đó.

Được biết, nhóm chuyên gia của WHO đến Vũ Hán từ 14.1 và dự kiến sẽ thực hiện cuộc điều tra kéo dài nhiều tuần. WHO nêu rõ chuyến công tác này thuần túy là về khoa học để làm rõ cách thức lây nhiễm của vi rút SARS-CoV-2 gây ra đại dịch COVID-19. 

Cuộc điều tra của WHO gặp nhiều trắc trở do các vấn đề trong việc nhập cảnh Trung Quốc và tranh cãi giữa Mỹ và Trung Quốc, trong đó Washington yêu cầu Bắc Kinh chia sẻ mọi nghiên cứu liên quan các mẫu xét nghiệm ban đầu, cho phép phỏng vấn các nhân viên chăm sóc, những người từng mắc bệnh và nhân viên phòng thí nghiệm.

Đáng chú ý, việc Bắc Kinh trì hoãn chuyến thăm của nhóm cũng dẫn đến những lời chỉ trích công khai hiếm hoi từ người đứng đầu WHO. 

Trước thềm chuyến đi của đội ngũ chuyên gia WHO tới Trung Quốc để điều tra, Bắc Kinh đã tìm cách định hình câu chuyện về thời điểm và địa điểm bắt đầu bùng phát đại dịch khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho rằng ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy COVID-19 xuất hiện ở nhiều khu vực khác.

Theo thống kê của trang Worldometers, tính tới thời điểm hiện tại thế giới ghi nhận tổng cộng hơn 104 triệu ca mắc COVID-19 với hơn 2,2 triệu người tử vong. Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 457.856 ca tử vong trong tổng số 27.027.347 ca nhiễm. Tiếp đó là Ấn Độ với 154.636 ca tử vong trong số 10.778.206 ca bệnh. Brazil đứng thứ 3 với 226.383 ca tử vong trong số 9.286.256 bệnh nhân.

Bài liên quan
Chatbot SARAH của WHO đưa ra những câu trả lời kỳ lạ, thiếu dữ liệu cập nhật
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang bước vào thế giới trí tuệ nhân tạo (AI) để cung cấp thông tin sức khỏe cơ bản thông qua hình đại diện giống con người. Dù phản ứng đồng cảm với biểu hiện khuôn mặt của người dùng, chatbot SARAH của WHO không phải lúc nào cũng biết mình đang nói gì.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
11 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyên gia WHO tới phòng thí nghiệm Vũ Hán điều tra nguồn gốc COVID-19