Tips, thường gọi là tiền”boa” theo tiếng Pháp (pourboire) đọc trại đi, có nghĩa là tiền thưởng hoặc tiền trà nước. Khi tôi lần đầu du lịch Mỹ, phải trả tips hầu như mọi lúc mọi nơi, cảm thấy như mình bị "móc túi". Dần dần rồi cũng quen, thấy tiền tips như một phần của nền văn hóa Mỹ.…

Chuyện tiền 'tips' qua góc nhìn của người Lữ Khách

30/06/2019, 18:09

Tips, thường gọi là tiền”boa” theo tiếng Pháp (pourboire) đọc trại đi, có nghĩa là tiền thưởng hoặc tiền trà nước. Khi tôi lần đầu du lịch Mỹ, phải trả tips hầu như mọi lúc mọi nơi, cảm thấy như mình bị "móc túi". Dần dần rồi cũng quen, thấy tiền tips như một phần của nền văn hóa Mỹ.…

Mặc dù phổ biến ở Mỹ nhưng tiền tips lại do người Anh "phát minh".

Vào thế kỷ 18 ở London, một số nhà hàng đặt trên bàn ăn cái lọ trên có ghi dòng chữ “To insure prompt service” (đảm bảo phục vụ nhanh chóng), khách cho ít tiền lẻ vào trong lọ, phục vụ sẽ được chu đáo hơn. Dòng chữ tiếng Anh trên viết tắt thành “tips”, trở thành thông lệ cho tới ngày nay, là tiền thưởng của người tiêu dùng tỏ lòng tri ân người đã phục vụ mình.

Người Mỹ hằng năm phải trả 16 tỷ đô-la cho tiền tips, hay gặp nhất là tips trong nhà hàng. Bất kể bạn ăn 1 tô phở hay bữa cơm tây thịnh soạn, đều phải trả tips, thường là 10-15% theo giá trị bữa ăn, nếu ăn ở khách sạn 5 sao, tỷ lệ này có thể lên đến 20%. Cách trả tips là ngoài những đồng cắc lẻ thối lại, thêm vài tờ đô-la mệnh giá nhỏ đặt lên bàn trước khi ra đi.

Khi du lịch Mỹ, tôi thường theo đoàn ăn buffet, là món ăn tự chọn, không người phục vụ, dĩ nhiên chẳng có chỗ nào trả tips cả. Có lần khi ăn ngán các món buffet khô khan, tôi định ăn tô hủ tíu thay đổi khẩu vị, không ngờ đã có một ông đầu bếp đội mũ trắng chực sẵn chan nước, đành phải cắn răng trả 2 đô-la như mọi người khác, trong khi giá 1 tô hủ tíu chỉ khoảng 5,5 đô-la!

Tiền tips cũng không phải cánh bồi bàn được hưởng trọn, có một quy trình”tái phân phối”, để các nhân viên ngồi khuất hậu trường như tiếp tân, thu ngân… đếu được hưởng lộc. Cơ quan thuế vụ Mỹ IRS nổi tiếng là len lỏi từng ngõ ngách, đến khoản tips nhỏ nhoi cũng không chiụ buông tha, lấy thêm 8% giá trị bữa ăn làm thu nhập tính thuế đối với người phục vụ bàn. Tính đi tính lại, mới biết những người bưng bê vất vả cuối cùng cũng chẳng được là bao.

Bước vào khách sạn, người phục vụ mở cửa hoặc xách hành lý, du khách phải trả tips 1 đô-la. May là bên Mỹ khan hiếm nhân lực, nếu du khách không chủ động yêu cầu, ít khi họ tự đến xách”giùm”. Khi nhận phòng, hướng dẫn viên cũng không quên nhắc nhở du khách sáng dậy đặp 2 đô-la(phòng 2 người)tiền tips trên bàn cho người dọn phòng. Trước khi đi Mỹ theo tour, nội quy đoàn đã ghi rõ phải trả tips cho hướng dẫn viên bên Mỹ (thường kiêm luôn lái xe) 2 đô-la/ngày. Nếu đi ít ngày, số tiền này không đáng kể, nhưng nếu đi cả gia đình hoặc đi chừng nửa tháng thì cũng khá tốn kém. Ở Mỹ, chi có ở motel, chủ khách sạn trao cho khách chìa khóa là hết trách nhiệm, nên không phải trả tips.

Xe hơi ở Mỹ quá phổ biến, nên không thể đứng lề đường vẫy gọi taxi như bên ta, phải tra danh bạ, gọi điện thoại mới kêu được taxi. Đi taxi, ngoài trả tiền theo km, cũng phải trả tips, thường không lấy lại số tiền lẻ thối lại, công thêm tờ 1 đô-la nữa là xong. Nếu xe đậu ở cổng khách sạn, có người phục vụ đứng khom lưng mở cửa, xin bạn hãy vui lòng móc hầu bao trả 2 đô-la cho dịch vụ đơn giản này.

Ở Mỹ có lọai microbus chay thương xuyên giữa phi trường và trung tâm thành phố (downtown), gọi là shuttle, là phương tiện giao thông rẻ nhất, cũng không tốn tips.

Khi du lịch Canada, đến Vancouver. Tôi mua tour trong ngày đến Victoria, giá 100 CAD. Khi lên xe, tài xế kiêm hướng dẫn viên dẻ cổ thu ngay tiền tips 2 CAD/người, chẳng có chỗ cho ai phản đối.

Trả tips ít nhất phải có thêm 1 tờ 1đô-la giấy, tối kỵ chỉ trả tiền cắc, tiền cắc chỉ để cho ăn mày. Trả tips phải chuẩn bị sắn tiền lẻ, nếu bạn đưa cho họ tờ 100 đô-la, chắc họ tưởng bạn là thần tài giáng thế, ngoài “Thank you very much” ra, họ sẽ không thối lại.

Về nguyên tắc, trả tips là hoàn toàn tự nguyện, khi người tiêu dùng cảm thấy chất lượng phục vụ không tốt hoàn toàn có quyền khước từ, nhưng trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.

Nếu khách “quên”tips, người phục vụ sẽ nhắc khéo, có khi đòi thẳng thừng khiến bạn phải mắc cỡ. Có những nơi, như trong xe taxi, nơi tiệm hớt tóc, còn treo biển nhắc nhở: “Lương chúng tôi rất thấp, xin đừng quên thưởng tips”. Bạn có nỡ từ chối không? Những nhân viên phục vụ nhà hàng, trong đó rất nhiều là dân”Mễ” (Mexico) nhập cư bất hợp pháp, lương chỉ có 2-3 đô-la/giờ, thấp hơn múc lương tối thiểu rất nhiều, không có tiền tips, họ sống không nổi. Ngay cả khi trả tiến bằng thẻ VISA, cuối tờ bill tính tiền cũng có sẵn 1 dòng”tips” bỏ trống, khách hàng phải điền vô, đúng là “chạy trời không khỏi nắng”!

Ở Mỹ cũng có nhiều trường hợp không được phép nhận tips, đó là nhân viên y tế, thuế vụ, cảnh sát, hải quan, phóng viên… mà chính những nơi này đã cung cấp những dịch vụ có chất lượng bậc nhất thế giới. Nếu bạn vô tình đưa tips cho họ có thể mắc tội “đưa hối lộ”. Ở Việt Nam, cần “bôi trơn” nhất lại là những nơi đó.

Ảnh hưởng của”văn hóa tips”ngày càng lan rộng, đến cả hầu hết các nước xung quanh ta. Nếu vẽ một”bản đồ tips”thế giới, ta sẽ phát hiện chỉ còn 3 điểm trắng: Nhật, Singapore và Úc. Ở Nhật, chỉ có thể cho tips nữ tiếp viên hoặc deisha, nếu cho tips nam giới, sẽ bị họ coi là điều sỉ nhục; Singapore, pháp luật nghiêm cấm nhận tips; Úc thì xưa nay không có thói quen đó. Ở Trung Quốc, tips tuy chưa thành thông lệ, nhưng nếu bạn cho, bao nhiêu họ cũng nhận. Mới đây các hãng du lịch ở Thẩm Quyến, đồng loạt quyết định thể chế hóa tips cho hướng dẫn viên, bị cả nước lên án rồi phải bỏ, coi bộ họ muốn chiếm một điểm trắng trong tấm “bản đồ”nói trên.

Những “điểm trắng” trên cũng không còn giữ được “trinh trắng”. Tôi mới đi du lịch Trung Quốc, mặc dù không nhắc đến tips, nhưng khi kết thúc tour, hướng dẫn viên nói nhỏ xin tiền típ, mọi người vẫn vui vẻ móc hầu bao 50 NDT/người. gia tour bên mình hầu hết đều ghi ro tiêu chuẩn tiền típ.

Việt Nam ta dường như vẫn sống ở cõi thiên thai không có tips, nhưng gặp những trường hợp phải tặng tiền “trà nước”, "bôi trơn", chắc chắn sẽ tốn kém hơn nhiều so với tips theo nghĩa thông thường.

Lữ Khách

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Đa dạng hóa loại hình và nguồn lực cho đào tạo nhân lực bán dẫn
9 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyện tiền 'tips' qua góc nhìn của người Lữ Khách