Lần đầy tiên, bản hit “Imagine” đã được Julian Lennon, con trai của John Lennon - thành viên đã qua đời của ban nhạc huyền thoại The Beatles biểu diễn công khai để ủng hộ người dân Ukraine.

Con trai huyền thoại âm nhạc John Lennon lần đầu hát 'Imagine' để ủng hộ người dân Ukraine

Nhật Hạ | 12/04/2022, 06:09

Lần đầy tiên, bản hit “Imagine” đã được Julian Lennon, con trai của John Lennon - thành viên đã qua đời của ban nhạc huyền thoại The Beatles biểu diễn công khai để ủng hộ người dân Ukraine.

Julian Lennon – con trai cố ca sĩ John Lennon đã phá bỏ lời thề từ lâu của mình là không bao giờ biểu diễn bài hát solo mang tính biểu tượng của cha mình - Imagine khi biểu diễn công khai và lần đầu tiên tại sự kiện gây quỹ ủng hộ cho người tị nạn Ukraine được tổ chức tại Warsaw hôm thứ Bảy (9.4).

video.jpg
Julian Lennon trong video biểu diễn bài "Imagine"

Bản hit Imagine năm 1971 của John Lennon - thành viên đã qua đời của ban nhạc huyền thoại The Beatles - thường được nhắc lại trong thời kỳ chiến tranh hoặc các cuộc xung đột, bởi lời bài hát kêu gọi sự thống nhất và hòa bình.

Cuộc chiến ở Ukraine đã khiến con trai John Lennon lần đầu tiên hát giai điệu này.

Julian Lennon đã viết một đoạn ghi chú dài trên YouTube bài hát Imagine mà lần đầu tiên anh biểu diễn công khai rằng:

Tại sao lại là bây giờ, sau ngần đó năm. Tôi đã luôn nói rằng “Lần duy nhất tôi từng cân nhắc hát" Imagine "nếu đó là Ngày tận thế ". Nhưng cuộc chiến ở Ukraine là “một thảm kịch không thể tưởng tượng được”, ông viết, và “với tư cách là một con người và là một nghệ sĩ, tôi cảm thấy buộc phải phản ứng theo một cách có ý nghĩa nhất mà tôi có thể.”

Chính vì vậy, hôm nay, lần đầu tiên tôi biểu diễn công khai ca khúc Imagine của cha tôi.

Julian Lennon, người bắt đầu sự nghiệp của một nhạc sĩ vào năm 1984 khi phát hành album Valotte.

Julian chọn bài Imagine của cha mình vì ca từ của bài hát “phản ánh khát vọng hòa bình của tập thể chúng ta trên toàn thế giới. Bởi vì trong bài hát này, chúng ta được đưa đến một không gian, nơi tình yêu và sự gắn bó với nhau trở thành hiện thực của chúng ta, dù chỉ trong chốc lát…

Bài hát phản chiếu ánh sáng cuối đường hầm, mà tất cả chúng ta đang hy vọng...

Bạo lực giết người đang diễn ra và hậu quả là hàng triệu gia đình vô tội, đã bị buộc phải rời bỏ nơi ở của họ để xin tị nạn ở nơi khác.

Tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới và tất cả những ai tin tưởng vào tình cảm của Imagine, hãy đứng lên vì những người tị nạn ở khắp mọi nơi!

Xin hãy vận động và quyên góp từ trái tim”, Julian Lennon viết.

Sau cùng, Julian Lennon để dòng hagtag "StandUpForUkraine” với nỗ lực gây quỹ để ủng hộ người Ukraine.

Trong video trang trọng, Julian Lennon đã hát - với giọng hát trầm mặc kỳ lạ giống như cha anh - được bao quanh bởi những ngọn nến, cùng với nghệ sĩ guitar acoustic Nuno Bettencourt.

Julian là con người vợ đầu của John Lennon là Cynthia Powell. Năm 1968, John Lennon đã từ bỏ người vợ của mình cùng đứa con 5 tuổi là Julian để đến với nữ nghệ sĩ Nhật Bản Yoko Ono. Sống cùng mẹ, thời niên thiếu Julian Lennon hầu như không hề liên lạc gì với người cha mình và nhạc sĩ từng oán người cha đã bỏ mặc mình.

Julian Lennon không phải là nghệ sĩ đầu tiên gây được tiếng vang lớn nhờ hoạt động âm nhạc ủng hộ Ukraine.

Vào 7.4, nhóm nhạc Pink Floyd (ngoại trừ Roger Waters) gồm nghệ sĩ guitar kiêm ca sĩ David Gilmour, tay trống Nick Mason, tay bass Guy Pratt và nhà soạn nhạc Nitin Sawhney đã phát hành bài hát mới – bản nhạc gốc đầu tiên sau 28 năm "Hey Hey Rise Up" để ủng hộ Quỹ Nhân đạo Ukraine của Liên hợp quốc.

Nghệ sĩ guitar kiêm ca sĩ David Gilmour nói trên Guardian rằng anh được truyền cảm hứng từ nhạc sĩ người Ukraine là Andriy Khlyvnyuk, người đã rời chuyến lưu diễn Mỹ để quay về chiến đấu cho Ukraine.

Gilmour đã xem một video trên Instagram về người nhạc sĩ mặc quân phục hát một bài hát phản đối chiến tranh ở Quảng trường Sofiyskaya của Kyiv và điều này đã thôi thúc anh làm gì đó hướng về Ukraine.

Cùng với bài hát mới "Hey Hey Rise Up", Pink Floyd cũng thông báo rằng họ đã gỡ bỏ toàn bộ nhạc của mình khỏi các nhà cung cấp nhạc số của Nga và Belarus.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ông Phan Đức Trung: 'Khung pháp lý cho tài sản ảo là bài toán khó'
24 phút trước Nhịp đập khoa học
Ông Phan Đức Trung, Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA), cho biết việc ban hành một chính sách hoàn chỉnh cho tài sản ảo (VA) và nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo (VASP) phù hợp vào thời điểm này là một bài toán khó.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Con trai huyền thoại âm nhạc John Lennon lần đầu hát 'Imagine' để ủng hộ người dân Ukraine