Về việc tự ý phá lan can 7 chiếc cầu để ô tô cán bộ huyện qua lại dễ dàng, Trưởng công an huyện Phong Điền (Cần Thơ) cho biết sẽ họp xem xét, nếu có dấu hiệu hủy hoại tài sản công thì xử lý hình sự.

Công an vào cuộc vụ cán bộ 'phá cầu', đổ tội cho dân

Nguyễn Hạnh | 03/08/2016, 06:58

Về việc tự ý phá lan can 7 chiếc cầu để ô tô cán bộ huyện qua lại dễ dàng, Trưởng công an huyện Phong Điền (Cần Thơ) cho biết sẽ họp xem xét, nếu có dấu hiệu hủy hoại tài sản công thì xử lý hình sự.

Sau loạt bài phản ánh của báo điện tử Một Thế Giới về 7 chiếc cầu trên tuyến giao thông nông thôn liên ấp Bình Thạnh và Thới Thạnh, thuộc xã Giai Xuân (huyện Phong Điền, TP.Cần Thơ) bị đập phá lan can, bẻ thành hình chữ V để ô tô của 1 cán bộ huyệnra vào nhà cha mẹ, Công an huyện đã lên tiếng.

Chiều 2.8, thượng tá Nguyễn Văn Thương, Trưởng Công an huyện Phong Điền cho biết, Thường trực Huyện ủy đang có chỉ đạo tổng hợp các báo cáo. “Qua nắm thông tin, đúng là các cây cầu trên là công trình của Nhà nước. Sau khi tổng hợp các báo cáo chúng tôi sẽ xem xét, ai sai đến đâu thì xử lý đến đó. Nếu có dấu hiệu của tội hủy hoại tài sản công thì sẽ xử lý hình sự”, thượng tá Thương cho biết.

Cũng trong chiều 2.8, ông Lê Văn Tâm, Phó chủ tịch thường trực UBND TP.Cần Thơ, cũng khẳng địnhviệc tự ý phálan can cầu là sai hoàn toàn, huyện cần xem xét xử lý và kiểm điểm, nếu cán bộ có dính dấp, chỉ đạo cần thành khẩn thừa nhận… “Không thể chấp nhận được với bất cứ lý do gì.Nếu nói phá lan cầu để xe ô tô qua lại chuyển bệnh thì lâu nay bà con chuyển bằng phương tiện gì, chuyển như thế nào trong khi đó những cây cầu này mới bị đập phá cách đây chỉ vài tháng?”, ông Tâm nói.

Hiện PV còn lưu giữnhững đoạn ghi âmcó lời "tố" của Bí thư xã Giai Xuân, Trưởng ấp Bình Thạnh, cho rằng Trương Nhựt Quang, Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình xây dựng huyện, đã điện thoạigợi ý cho họ đập lan can cầu để ô tô đi qua cho dễ. Ngay sau đó, ông Quang liên tục tránh tiếp xúc PV, vắng mặt ở cơ quanvà biện hộ là không gặp PV nhưng vẫn bị dẫn lời phát biểu trên báo chí. Tuy nhiên, những trao đổi cùng ông Quang qua điện thoại,PV vẫn lưu giữ đầy đủ.

Theo UBND xã Giai Xuânthì ấp đã huy động ngườidânkhắc phục hiện trạng lan can cầu. Tuy nhiên,người dân không hề tham gia “phá cầu”nên việcđổ cho dân tự ý phá cầu cùng Trưởng ấp là dối trá. Nhữngngày qua, lực lượng sửa cầu là xã ấp tự thuêchứ ngườidân cũng không hề tham gia. Và họ chỉ vá lại những cột lan can bị đập bểchứ không hề uốn thẳng lan can cầu như hiện trạng ban đầu, mà vẫn để bẹt hình chữ V.

Khắc phục bằng cách… tô xi măng cho lànhchứ không bẻ thẳng lại lan can

Theo tài liệu mà PV có được, trong lá đơn kiến nghị cũng như họp dân của 2 ấp Bình Thạnh và Thới Thạnh mà UBND xã đưa ra biện hộ và đổ lỗi cho ngườidân, thì dân chủ yếu xin nới rộng cầu bằng cách xây mới. "Thấy Trưởng ấp nói cũng có lý, ai mà không muốn cầu rộng để qua lại dễ dàng. Tôi cứ nghĩ là ký vậy thìsẽ đượcxây cầu to hơn chứ đâu biết họ đập lan can như vậy.Sau khi họp xong cán bộ ấp tự xuống đập chứ đâu có người dân nào tham gia đập đâu?", một người dân chia sẻ.

“Chỉ có cán bộ thì mới dám đậpchứ dân mà đập cầucó nước ở tù mọt gông à.Mà cũng nói cho rõ là người khác mới có nhu cầu đi xe 4 bánh chứ nhà tôi làm ruộng quanh năm, toàn sử dụng xe máy chứ có nhu cầu đi ô tô đâu. Đập cũng phải có ý thức, chứ đập mà gây hư hỏng lan can lỡ xảy ra tai nạnthì ai chịu trách nhiệm đây. Nếu biết đập cầunhư kiểu này tôi cũng không đồng tình đâu. Hồi trước, đường còn nhỏ, dân ở đây toàn đi bằng ghe, xe đạp thì cũng có sao đâu”, ông Huỳnh Phú Thọ (ngụ ấp Bình Thạnh)nói.

Tương tự, ông Nguyễn Văn Tấn (ngụ ấp Bình Thạnh) cho biết người dân trong ấp cũng không đi taxi thường, chỉ khi có người già bệnh tật thì mới gọi taxi vào. “Đúng là ở đây có một số cán bộ huyện sinh sốngnhưngkhông ai có xe ô tô, chỉ duy nhất ông Trương Nhựt Quang, Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình xây dựng huyện là có ô tô ra vào. Trước khi chưa đập lan can cầu, xe ông Quang đậu ngoài đầu đường. Sau khi lan can cầu được đập để nới rộng thỉnh thoảng tôi cũng thấy ông ấy lái xe vào nhà. Tôi nhớ là ông ấy thường đi 2 chiếc, 1 chiếc ô tô màu xanh và 1 chiếc màu trắng”, ông Tấn cho biết.

Khi được hỏi nếu có sự cố sập cầu, ai sẽ chịu trách nhiệm, ông Trần Ngọc Hùng, Trưởng ấp Bình Thạnh, quả quyết: “Tôi trình độ thấplàm sao biết được cầu này chịu được bao nhiêu tấn, chỉ biết thấy xe qua lại không bị gì nên tôi cho đập nới rộng để phục vụ theo ý người dân thôi. Tôi biết mình đã làm sai, giờ tôi sửa lại”.

Thanh Nguyễn
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Những chuyến xe nghĩa tình mang nước sạch đến vùng hạn mặn ĐBSCL
một giờ trước Bảo vệ môi trường
Hiện nay, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang là những vùng bị nhiễm mặn nặng và có nhiều hộ dân đang “khát nước”. Hàng ngày, những chuyến xe hay sà lan chở nước đã được các nhà hảo tâm tổ chức chở khẩn cấp đến cứu trợ cho bà con.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Công an vào cuộc vụ cán bộ 'phá cầu', đổ tội cho dân