Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu phải tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên, chi cho bộ máy quản lý nhà nước, chi hoạt động của đơn vị sự nghiệp công và cắt giảm tối đa các khoản chi chưa thật sự cần thiết cấp bách, các khoản chi mua sắm trang thiết bị.

TP.HCM tiết kiệm triệt để các khoản chi cho bộ máy quản lý nhà nước

Phan Diệu | 03/08/2016, 06:36

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu phải tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên, chi cho bộ máy quản lý nhà nước, chi hoạt động của đơn vị sự nghiệp công và cắt giảm tối đa các khoản chi chưa thật sự cần thiết cấp bách, các khoản chi mua sắm trang thiết bị.

UBND TP.HCM vừa yêu cầu các sở-ban-ngành, UBND các quận-huyện và các doanh nghiệp tập trung cải thiện tạo sự thông thoáng trong môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Đồng thời, đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế; thúc đẩy xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu; khắc phục khó khăn trong hoạt động sản xuất nông nghiệp; phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế theo kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh và ngân sách thành phố năm 2016.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM được giao nhiệm vụ sẽ tiếp tục thực hiện chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp, chương trình kết nối ngân hàng với nông dân, nông thôn, phấn đấu hoàn thành cam kết gói tín dụng hỗ trợ, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hướng đến xuất khẩu...

Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp TP sẽ đẩy mạnh phát triển hoạt động của Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;công tác cổ phần hóa, thoái vốnnhà nước của các doanh nghiệpnhà nước thuộcUBND TP;phấn đấu hoàn thành kế hoạch sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016 - 2020...

Sở Công Thương phối hợp với UBND các quận-huyện và các sở-ngành liên quan theo dõi diễn biến giá cả thị trường, tăng cường quản lý điều hành bình ổn giá cả thị trường, nhất là giá cả các mặt hàng liên quan trực tiếp đến quyền lợi người tiêu dùng, kiểm soát lạm phát. Bên cạnh đó là tăng cường kiểm tra, thanh tra và triển khai các biện pháp phòngchống buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất kinh doanh hàng giả...

UBND TP.HCM cũng yêu cầu cơ quan thuế, hải quan phấn đấu đạt mức ASEAN-4 về cải cách hành chính đối với 3 nhóm chỉ tiêu mới gồm kiểm tra trước hoàn thuế; thực hiện quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế; thời gian và kết quả xử lý những khiếu nại về thuế. Song song đó, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, đối thoại, hỗ trợ và tư vấn pháp luật về thuế cho doanh nghiệp và người dân;xử lý, thu hồi nợ thuế,thực hiện hiệu quả các giải pháp thu nợ thuế...

Sở Tài chínhđược giaorà soát danh mục các mặt bằng không sử dụng hoặc sử dụng lãng phí, sai công năng; mặt bằng đã có chủ trương cho chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chủ đầu tư chưa triển khai hoặc chậm triển khai để thu hồi, tổ chức bán đấu giá...

Đáng chú ý, lãnh đạo thành phố cũng yêu cầu phải tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên, chi cho bộ máy quản lýnhà nước, chi hoạt động của đơn vị sự nghiệp công và cắt giảm tối đa các khoản chi chưa thật sự cần thiết cấp bách, các khoản chi mua sắm trang thiết bị; tiết giảm tối đa chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu, hội nghị, hội thảo, lễ hội…

Vềquản lý chi ngân sách Nhà nước,UBND TP yêu cầu tập trungbố trí vốn cho các công trình, dự án chuyển tiếp; các chương trình, dự án thuộc 7 chương trình đột phá; nhiệm vụ quốc phòng - an ninh gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo; các nhiệm vụ giáo dục - đào tạo, y tế, giao thông, giảm ngập nước; vốn góp củanhà nước để thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) cũng như các dự án trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Theo số liệu từ UBND TP.HCM, tổng thu ngân sách Nhà nước ước thực hiện 7 tháng đầu năm là 176.600,26 tỉ đồng, đạt 59,2% dự toán, tăng 8,85% so cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa 111.135,37 tỉ đồng, đạt 62,58% dự toán, tăng 17,83% so cùng kỳ; thu từ dầu thô là 8.264,89 tỉ đồng, đạt 45,41% dự toán, giảm 43,86% so cùng kỳ; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 57.200 tỉ đồng, đạt 55,8% dự toán, tăng 7,53% so cùng kỳ.

Tổng chi ngân sách địa phương (trừ tạm ứng) ước thực hiện 7 tháng là 25.841,5 tỉ đồng, đạt 40,5% dự toán, tăng 7,6% so cùng kỳ. Trong đó, chi đầu tư phát triển 10.169,48 tỉ đồng, đạt 38,31% dự toán, tăng 17,26% so cùng kỳ; chi thường xuyên 15.551,95 tỉ đồng, đạt 44,91% dự toán, tăng 4,2% so cùng kỳ.

Phan Diệu

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trong 2 năm, Tập đoàn Thuận An trúng nhiều gói thầu thuộc chương trình đặc biệt của Chính phủ
7 giờ trước Theo dòng thời sự
Trong 2 năm (2022 - 2023), Tập đoàn Thuận An phát triển rất nóng, trúng nhiều gói thầu với tổng giá trị 18.000 tỉ đồng. Trong đó có những gói thầu thuộc nguồn vốn thuộc Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội sau COVID-19.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM tiết kiệm triệt để các khoản chi cho bộ máy quản lý nhà nước